HR là gì? Làm sao để trở thành HR giỏi?

HR là gì? làm sao để trở thành HR giỏi?

Trong khoảng chục năm gần đây, thuật ngữ HR ngày càng phổ biến nhưng thực tế thì vẫn có nhiều người chưa biết, chưa hiểu rõ HR là gì? Công việc cụ thể của HR ra sao mà doanh nghiệp nào cũng có bộ phận HR, đầu tư để thúc đẩy bộ phận này ngày càng chuyên nghiệp? Blog Codon.vn sẽ giúp bạn đọc tìm ra đáp án chính xác nhất cho câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Hr la gi

 Hr Tiếng Anh là gì? Lương HR? Tìm hiểu thông tin về ngành HR

Mục Lục bài viết:
I. HR là gì? Hr Manager là gì?
II. Các nhiệm vụ chính của HR
IIII. Vai trò của HR trong tổ chức, doanh nghiệp
IV. Làm thế nào để trở thành HR giỏi?

I. HR là gì? 

Thuật ngữ HR lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1960 khi giá trị của quan hệ lao động bắt đầu thu hút sự chú ý và khi các khái niệm như động lực, hành vi tổ chức và đánh giá lựa chọn bắt đầu hình thành trong tất cả các loại môi trường làm việc.

HR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Resource - Nguồn nhân lực/Quản trị nguồn nhân lực. HR vừa dùng để chỉ những người làm công việc tuyển dụng nhân sự của công ty, tổ chức, đồng thời cũng được dùng làm tên của một bộ phận. Ở một số công ty, HR thường kiêm thêm công việc của GA (General Affair) - Hành chính văn phòng. (Quản trị nguồn nhân lực là lĩnh vực khá rộng, bao hàm nhiều thông tin khác nhau. Để có thể hiểu tổng quan về ngành, Codon.vn mời bạn tham khảo khái niệm nguồn nhân lực trên wikipedia.org qua nội dung bài viết này)

Bộ phận HR, người làm HR chịu trách nhiệm quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến nhân sự - những người đại diện cho một trong những nguồn lực quý giá nhất trong bất kỳ doanh nghiệp hoặc tổ chức nào.

Lộ trình thăng tiến của HR thường bắt đầu từ vị trí nhân viên HR, tiếp đó đến HR Specialist (Chuyên viên nhân sự) và HR Manager (Trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự).

Hr la viet tat cua tu gi

HR là gì? Hr là viết tắt của từ gì?

II. Các nhiệm vụ chính của HR

Thông thường, HR có nhiệm vụ tối đa hóa năng suất của nhân viên và bảo vệ công ty khỏi những vấn đề phát sinh từ phía lực lượng lao động. Trách nhiệm của HR thường bao gồm phúc lợi, định hướng, tuyển dụng, quản trị nhân sự, sa thải và bồi thường.

Để hiểu rõ về khái niệm HR là gì và vai trò HR của HR trong doanh nghiệp, chúng ta cần điểm qua 6 công việc chính của người làm HR cần tập trung làm tốt để thúc đẩy công ty tăng trưởng, bao gồm:

- Tuyển dụng ứng viên tài năng

- Thuê đúng người: Đáp ứng các yêu cầu về trình độ, kỹ năng và đặc biệt là phù hợp với môi trường làm việc, văn hóa công ty.

- Hoàn thành và hoàn thiện quy trình tính lương, các thủ tục bảo hiểm...

- Thực hiện các hành động kỷ luật khi cần thiết

- Cập nhật chính sách về quản lý nhân sự tại công ty

- Lưu trữ hồ sơ xin việc của ứng viên.

Hr Specialist la gi

HR là làm gì? Mô tả công việc của HR

Không chỉ đóng góp cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, tổ chức bằng cách củng cố, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo động lực và thúc đẩy nhân viên, HR còn hỗ trợ rất nhiều cho người lao động: Giới thiệu việc làm; hỗ trợ trong suốt quá trình tuyển dụng; cung cấp trải nghiệm tuyển dụng tích cực cho ứng viên; định hướng nghề nghiệp sau khi đi làm; mang đến môi trường làm việc tốt, phù hợp và đảm bảo nhân viên được cung cấp điều kiện lý tưởng nhất về phúc lợi, văn hóa... Nhờ đó, người lao động sẽ cống hiến nhiều hơn cho công ty, đồng thời có cơ hội phát triển con đường sự nghiệp của bản thân.

III. Vai trò của HR trong tổ chức, doanh nghiệp

Qua định nghĩa và mô tả nhiệm vụ công việc, vai trò của HR, chắc chắn các bạn đã tìm ra đáp án cho câu hỏi HR trong nhân sự là gì? Thế nhưng, hiểu đúng và đầy đủ HR là gì mới chỉ là bước đầu tiên cho những ai muốn theo nghề HR và cả với doanh nghiệp, tổ chức nếu muốn đầu tư cho các kế hoạch thúc đẩy, chuyên nghiệp hóa công tác tuyển dụng và quản lý nhân sự.

Về lâu dài, bộ phận HR của công ty phải bao gồm những cá nhân xuất sắc, có tầm nhìn thì toàn bộ phòng ban mới có thể vận hành tốt nhất. Thành công của những tập đoàn hàng đầu thế giới đã chứng minh sức mạnh của HR trong kinh doanh nói chung. Google là một ví dụ về một công ty đã áp dụng cách tiếp cận tích cực hơn đối với quan hệ nhân viên thông qua bộ phận HR của họ. Công ty cung cấp rất nhiều đặc quyền cho nhân viên và các trụ sở cũng có rất nhiều cơ sở vật chất hiện đại, tiện ích như trung tâm chăm sóc sức khỏe, sân chơi khúc côn cầu... Đối với Google, nhân viên hạnh phúc tương đương với nhân viên làm việc hiệu quả.

Nói cách khác, HR giỏi có thể đề xuất các quy trình, phương pháp tiếp cận và giải pháp kinh doanh cho ban quản lý hướng đến hiệu quả tốt nhất.

Hr Manager la gi

Vai trò của HR, tầm quan trọng của HR trong tổ chức, doanh nghiệp

IV. Làm thế nào để trở thành HR giỏi?

Ngày càng có nhiều người làm HR, tuy nhiên, để trở thành HR giỏi thì không dễ. Những chuyên gia HR hàng đầu thế giới đã đúc rút ra một số phương pháp để người làm HR có thể nâng cao năng lực, nghiệp vụ của mình, bao gồm:

- Biết cách tuyển dụng và thuê nhân viên: Tuyển dụng liên quan đến nhiều yếu tố hơn là thu hút ứng viên. Nó cũng là một nhiệm vụ PR và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Biết về những kênh để tìm ứng viên tài năng và cách trao đổi, kết nối, cung cấp trải nghiệm tích cực, tuyển dụng họ là một kỹ năng HR quan trọng.

- Quản trị nhân sự: Nhiệm vụ cần ưu tiên của HR là gì? Câu trả lời chắc chắn phải bao gồm quản trị nhân sự, kết nối con người. Bạn vừa phải là nhân viên đáng tin tưởng của ban quản lý, ban giám đốc, lại vừa phải là những "người bạn" với nhân viên trong công ty. Khi nào nên động viên, khen thưởng, lúc nào cần xử lý kỷ luật? Các điều kiện phúc lợi cải thiện ra sao... đó đều là những gì mà người làm HR giỏi phải chú ý.

- Xây dựng các chương trình đào tạo, định hướng: Thông qua quá trình cố vấn của HR giỏi, một nhân viên mới sẽ nhận được hướng dẫn thích hợp để phát triển bản thân và sự nghiệp. Họ cũng sẽ nỗ lực hơn để làm tốt nhất công việc của mình. Người làm HR phải biết cách xây dựng, triển khai chương trình đào tạo và định hướng cho nhân viên, từ lúc bắt đầu cho đến khi giám sát và đánh giá kết quả.

- Linh hoạt trong giao tiếp, xử lý công việc: Một nghiên cứu tại các công ty đa quốc gia ở Hồng Kông cho thấy rằng các hoạt động nhân sự linh hoạt và tính linh hoạt trong hành vi của HR có ảnh hưởng tích cực đến văn hóa thích ứng trong công ty. Hơn ai hết, HR phải luôn đi đầu với các xu hướng mới. Bạn có thể bắt đầu bằng việc phân tích các điều kiện, văn hóa công ty hiện tại xem đã phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh hay chưa, không ngại thử nghiệm để hỗ trợ cho người lao động...

- Áp dụng công nghệ trong tuyển dụng: Thông tin nguồn nhân lực và hệ thống theo dõi ứng viên liên tục được nâng cấp. Bạn phải luôn cập nhật các công nghệ mới, vì vậy bạn sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả của mình với tư cách là người quản lý nhân sự

- Am hiểu Luật Lao động, Bảo hiểm: HR không phải là luật sư, cũng không cần phải là luật sư. Tuy nhiên, sự hiểu biết đầy đủ về các luật liên quan rất quan trọng trong công việc của bạn, tránh được nguy cơ kiện tụng, bồi thường trong khi đảm bảo quyền lợi cho người lao động và doanh nghiệp.

Ngoài ra, khả năng đa nhiệm, kỹ năng giao tiếp, sự đồng cảm, tầm nhìn và hợp tác với các bộ phận khác cũng là những ưu tiên với người làm HR.

Trên đây, Codon.vn đã chia sẻ cho bạn khái niệm Hr là gì, Hr Specialist là gì, Hr Tiếng Anh là gì? Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn, giúp bạn hiểu thêm về ngành HR nhân sự và bó quyết để trở thành một HR giỏi. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.

Chuyên viên tuyển dụng nhân sự là dấu mốc quan trọng trong lộ trình thăng tiến của các HR. Nếu đang có dự định làm việc, phát triển ở vị trí này, bạn đọc cần nắm được chi tiết khái niệm, công việc, vai trò, kỹ năng cần có của chuyên viên tuyển dụng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thăng tiến tới vị trí này trong tương lai. Tổng quan về chuyên viên tuyển dụng đã được Codon.vn tổng hợp tại bài viết này, mời bạn đọc, tham khảo.

Bài liên quan