Nếu bạn đang cân nhắc một nghề nghiệp cho phép bạn chăm sóc, làm việc với nhiều nhân viên của các công ty thì theo đuổi ngành HR (ngành quản trị nhân lực) sẽ là sự lựa chọn phù hợp với bạn.
Có nhiều vị trí trong ngành nhân lực mà bạn có thể lựa chọn, mỗi vị trí sẽ yêu cầu trách nhiệm, cơ hội nghề nghiệp và mức lương thưởng khác nhau. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các vị trí trong ngành HR, cơ hội nghề nghiệp của ngành nhân sự, Blog Codon.vn đã biên tập bài viết nói về khái niệm HR là gì, đồng thời bật mí con đường sự nhgiệp phổ biến nhất mà bạn có thể đạt được khi theo đuổi nghề nghiệp này.
Việc làm ngành HR, tổng hợp việc làm ngành nhân sự phổ biến nhất
HR (Human Resources) tạm dịch là quản lý nhân sự, là thuật ngữ chung chỉ những người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề liên quan đến nhân sự, nhân lực trong một công ty, tổ chức.
Hiểu một cách đơn giản nhất, HR chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý và đào tạo nhân viên cũng như đảm bảo các phúc lợi liên quan đến nhân viên.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm HR, công việc, kỹ năng cần có của HR, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại bài viết HR là gì? mà codon.vn chia sẻ trước đây
Thay vì chỉ tập trung vào việc duy trì phúc lợi nhân viên cũng như đảm bảo họ tuân thủ đúng luật, quy định của công ty, tổ chức như trước đây. Trong những năm gần đây vai trò của HR đã có sự thay đổi rất nhiều. Cụ thể, HR đóng vai trò trong các lĩnh vực:
- Tuyển dụng:
Một trong những vai trò cốt lõi của đội ngũ HR chính là đảm bảo và duy trì đủ nguồn nhân lực cho các vị trí trong công ty, doanh nghiệp. Đảm bảo kết nối đúng người, đúng việc và đúng thời điểm.
Xong các vị trí "cần lấp đầy" có thể thay đổi liên tục khi một tổ chức hay doanh nghiệp mở rộng quy mô. Điều này đồng nghĩa với việc các HR cần phải nắm vững các vai trò công việc, trình độ chuyên môn khác nhau cho từng vị trí cũng như lên kế hoạch tìm các ứng viên phù hợp nhất cho vị trí.
- Thúc đẩy nhân viên:
Đội ngũ nhân viên của một doanh nghiệp, tổ chức được ví như mạch máu trong cơ thể con người. Trong đó HR đóng vai trò xây dựng các hoạt động để gắn kết các mối quan hệ cũng như thúc đẩy nhân viên trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Vai trò của HR, các công việc của HR
- Đảm bảo nhân viên tuân thủ đúng nội quy doanh nghiệp:
Việc tuân thủ nội quy doanh nghiệp là bắt buộc. Bộ phận HR có nhiệm vụ xây dựng các nội quy, quy tắc doanh nghiệp, theo dõi và đảm bảo nhân viên thực hiện đúng các quy tắc này.
- Xây dựng, quản lý phúc lợi, đãi ngộ nhân viên:
Một số nhiệm vụ khác như làm hợp đồng, quản lý hồ sơ nhân viên, xây dựng và thực hiện các chính sách đãi ngộ nhân viên cũng thuộc phạm trù quản lý của HR.
Phúc lợi, đãi ngộ nhân viên là khái niệm bao gồm các chế độ thưởng bằng tiền + hiện vật ngoài lương để thu hút, giữ chân người lao động tại các tổ chức, doanh nghiệp. Để hiểu hơn về khái niệm này, bạn đọc có thể tìm hiểu khái niệm phúc lợi người lao động trên wikipedia.org qua bài viết này.
- Đào tạo nhân viên:
Hầu hết mỗi doanh nghiệp đều có các chương trình đào tạo từ nhân viên mới đến nhân viên chính thức để thúc đẩy họ tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình. Khía cạnh quan trọng nhất của bộ phận HR là tạo điều kiện cho quá trình đào tạo nhân viên, đảm bảo nhân viên được cung cấp đầy đủ các thiết bị cần thiết cũng như hài lòng với công việc, cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Ngày nay nhờ có những tiến bộ trong công nghệ đã phần nào hỗ trợ bộ phận HR trong khâu tuyển dụng, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình tuyển dụng. Thay vào đó HR có nhiều thời gian để tập trung giải quyết các vấn đề liên quan nhiều đến yếu tố con người, cải thiện hiệu suất tuyển dụng và thúc đẩy thay đổi các chiến lược, chính sách mới.
Tham gia vào lĩnh vực hành chính nhân sự, bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Các các vị trí trong ngành HR phổ biến bao gồm:
Giám đốc nhân sự là vị trí cao nhất trong bộ phận nhân sự và đây cũng là vị trí mà nhiều người ao ước. Ngoài các nhiệm vụ như xây dựng chiến lược, chính sách và mục tiêu nhân sự cho tổ chức, doanh nghiệp, giám đốc nhân sự còn đảm nhận nhiều vai trò khác như:
- Lãnh đạo và giám sát toàn bộ hoạt động trong bộ phận nhân sự.
- Điều hành các phòng ban bộ phận nhân sự để xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển công ty.
- Cố vấn kinh doanh cho ban Giám đốc và các trưởng bộ phận.
- Xây dựng các chiến lược tuyển dụng và giữ chân nhân viên.
- Xây dựng các chính sách phúc lợi, đãi ngộ cho nhân viên.
- Chịu trách nhiệm về các hoạt động của bộ phận nhân sự.
Để đảm bảo vai trò là một giám đốc nhân sự đòi hỏi người làm ở vị trí này phải có các kỹ năng tổ chức, phân tích, giám sát và kỹ năng giao tiếp tốt. Yêu cầu tối thiểu 8 - 15 năm kinh nghiệm.
Việc làm ngành nhân sự tốt nhất: Giám đốc nhân sự
Về cơ bản Trưởng phòng nhân sự đóng vai trò tham mưu cho Giám đốc nhân sự xây dựng kế hoạch, điều phối, thực hiện và quản lý các hoạt động nhân sự.
Bên cạnh đó họ cũng tham gia quá trình tuyển dụng, giải đáp các thắc mắc của nhân viên về các chính sách đãi ngộ, đào tạo nhân viên, giải quyết các tranh chấp lao động và các công việc hành chính quan trọng đối với người lao động, nhân viên của tổ chức, doanh nghiệp.
Chuyên viên tuyển dụng cấp cao hay còn được biết đến với tên gọi là Headhunter, chịu trách nhiệm tìm kiếm nhân tài, nhân sự cấp cao cho các vị trí cao cấp của doanh nghiệp.
Vị trí này đòi hỏi nhiều đến kỹ năng sale (bán hàng), kỹ năng đàm phán, tạo dựng mối quan hệ và duy trì cũng như kỹ năng xử lý khối thông tin lớn.
Tại hầu hết các công ty, chuyên viên tuyển dụng là người tham gia vào toàn bộ quá trình tìm kiếm, tuyển dụng nhân viên đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Chi tiết vai trò, mô tả công việc của trưởng phòng nhân sự đã được Codon.vn chia sẻ trong bài viết chuyên viên tuyển dụng: Mô tả công việc, mức lương, kỹ năng cần có, mời bạn đọc tham khảo.
Đúng như tên gọi, chuyên viên đào tạo và phát triển là người chịu trách nhiệm liên quan đến việc xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo nhân lực của tổ chức để đảm bảo nâng cao chất lượng nhân lực, kéo theo đó là cải thiện hiệu suất tổng thể cho tổ chức và doanh nghiêp.
Các vị trí trong ngành nhân sự: Chuyên viên đào tạo và phát triển
Nhiệm vụ chính của chuyên viên tiền lương và phúc lợi là xây dựng và quản lý các chính sách phúc lợi, đãi ngộ, lương thưởng nhân viên cho doanh nghiệp. Các chính sách phúc lợi này có thể là bảo hiểm, các chương trình hỗ trợ nhân viên hay chương trình chăm sóc sức khỏe, ... .
Trên đây Codon.vn vừa chia sẻ cho bạn một số việc làm trong ngành HR, việc làm cho ngành nhân sự phổ biến. Nếu đang có ý định theo đuổi ngành, đừng quên xây dựng cho mình kế hoạch, lộ trình để khởi đầu và từng bước tiếp cận cơ hội việc làm ngành quản trị nhân sự từ ngay hôm nay.
Sau khi tìm hiểu các vị trí, các việc làm ngành HR, chắc hẳn bạn đã tìm được cho mình một vị trí phù hợp với năng lực, sở thích của cá nhân rồi đúng không? Tiếp theo, để có thể từng bước chinh phục vị trí này, bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành nhân sự và tham gia phỏng vấn tuyển dụng tại các công ty. Không chỉ vậy, để ghi điểm, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cũng cần tham khảo các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và tìm cách trả lời nó một cách khôn khéo. Dưới đây là chi tiết câu hỏi và Cách trả lời Mục tiêu nghề nghiệp khi phỏng vấn hay nhất mà bạn có thể tham khảo.