Thẻ căn cước công dân đã được cấp cho công dân Việt Nam vào năm 2016, trải qua quá trình sử dụng, cho đến nay, đã được đổi thành căn cước công dân gắn chíp nhằm thuận tiện trong quá trình sử dụng và quản lý. Vậy giá trị sử dụng của thẻ CCCD gắn chíp là bao lâu?
Căn cước công dân gắn chip có thời hạn bao nhiêu năm? Chi tiết thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân gắn chíp theo quy định của pháp luật hiện hành
Trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, chưa có quy định cụ thể về giá trị sử dụng của thẻ CCCD gắn chíp. Theo đó, tại Điều 21 Luật căn cước công dân ghi nhận về thời hạn đổi thẻ căn cước công dân, đó là khi:
+ Công dân đủ 25 tuổi
+ Công dân đủ 40 tuổi
+ Công dân đủ 60 tuổi.
Nếu công dân đổi thẻ CCCD gắn chíp trong thời hạn 02 năm trước 03 độ tuổi nêu trên (tức là làm CCCD từ lúc 23 tuổi, 38 tuổi và 58 tuổi) thì sẽ có giá trị sử dụng đến độ tuổi tiếp theo.
Về thời hạn sử dụng thẻ CCCD, mời bạn đọc tham khảo thêm tại bài viết thời hạn sử dụng của CCCD gắn chíp
- Bên cạnh đó, tại Điều 20 Luật căn cước công dân quy định giá trị sử dụng của thẻ CCCD gắn chíp là:
+ Có giá trị chứng minh về CCCD của người được cấp thẻ để thực hiện giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Được sử dụng thay thế cho hộ chiếu trong một số trường hợp nhất định (trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước/thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ CCCD thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau)
+ Kiểm tra về căn cước công dân và các thông tin khác theo quy định của pháp luật
+ Sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ CCCD để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Căn cước công dân có thời hạn bao lâu? Tìm hiểu 03 mốc tuổi cần đổi CCCD, giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân gắn chíp
Căn cứ Điều 15 Luật căn cước công dân 2014 quy định về những thông tin trong cơ sở dữ liệu CCCD là: ảnh chân dung, đặc điểm nhận dạng, vân tay, họ, tên gọi khác, số ,ngà, tháng, năm và nơi cấp chứng minh nhân dân, nghề nghiệp (trừ quân nhân tại ngũ), trình độ học vấn, những thông tin khác.
=> Như vậy, khi công dân thực hiện thủ tục đổi CMND sang thẻ CCCD thì những thông tin của công dân sẽ được cập nhật và lưu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, khi làm thủ tục đổi sang CCCD gắn chíp, cán bộ thực hiện sẽ tiến hành thu lại CMND của công dân. Do đó, không thể sử dụng đồng thời cả chứng minh nhân dân và căn cước công dân gắn chíp.
Qua chia sẻ của chuyên mục chuyên mục CCCD hi vọng bạn đọc sẽ nắm được rõ hơn về giá trị sử dụng của thẻ CCCD gắn chíp. Từ đó, nhằm đảm bảo cho quá trình sử dụng thẻ căn cước công dân cũng như trong công tác quản lý về dân cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, hiện nay công dân có thể thực hiện làm CCCD gắn chip online nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều.