Theo quy định của pháp luật, khi gặp đèn đỏ các phương tiện đều phải dừng trước vạch dừng xe, trên thực tế vẫn có những trường hợp gặp đèn đỏ vẫn được rẽ trái, rẽ phải, đi thẳng. Vậy khi gặp đèn đỏ có được rẽ phải không? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?
Đèn đỏ được rẽ phải khi nào? Rẽ phải khi đèn đỏ phạt bao nhiêu?
Không phải tất cả các trường hợp khi gặp đèn đỏ đều phải dừng lại trước vạch dừng xe/tín hiệu đèn giao thông, trong một số trường hợp sau đây khi gặp đèn đỏ vẫn được rẽ phải:
TH1: Khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Căn cứ theo Điều 4 Quy chuẩn 41 năm 2019 của BGTVT quy định, nếu khi tham gia giao thông mà gặp đồng thời nhiều báo hiệu có ý nghĩa khác nhau ở cùng một khu vực thì người tham gia giao thông chấp hành hiệu lệnh theo thứ tự ưu tiêu như sau:
1- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
2- Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
3- Hiệu lệnh của biển báo hiệu.
4- Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
=> Do đó, khi gặp đèn đỏ mà trong trường hợp có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông cho phép rẽ phải thì người điều khiển phương tiện được phép rẽ phải mà không bị phạt.
Chú ý: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người điều khiển giao thông trên đường thường là Cảnh sát giao thông, nhân viên giao thông. Thông tin về đối tượng này đã được tổng hợp chi tiết trên wikipedia.org, mời bạn đọc bấm vào link bài viết này để tìm hiểu thêm.
TH2: Có biển báo phụ cho phép rẽ phải.
- Biển báo phụ cho phép rẽ phải có hình chữ nhật, nền màu xanh, chữ màu trắng có nội dung "Đèn đỏ các phương tiện được phép rẽ phải", được gắn ngay dưới cột đèn tín hiệu.
- Biển báo này cho phép người điều khiển phương tiện được rẽ phải khi gặp đèn đỏ, tuy nhiên, khi rẽ phải trong trường hợp này, người điều khiển cần phải chú ý quan sát, bật xi nhan và nhường đường cho người đi bộ.
Ô tô có được rẽ phải khi đèn đỏ? Các trường hợp đèn đỏ vẫn được rẽ phải, rẽ trái, đi thẳng
Khi rẽ phải, người điều khiển xe lưu ý phải xi nhan trước một khoảng cách hợp lý để báo cho các phương tiện khác. Chi tiết về nội dung này, bạn đọc tham khảo tại bài viết Phải bật xi nhan trước bao nhiêu mét để không bị phạt? để áp dụng vào thực tế tham gia giao thông trên đường.
TH3: Có đèn tín hiệu phụ ưu tiên được rẽ phải.
Đèn tín hiệu phụ được lắp đặt ngay cạnh cột đèn giao thông, đèn có hình mũi tên màu xanh (đỏ). Trong trường hợp đèn phụ chuyển màu xanh thì người điều khiển phương tiện được phép rẽ phải theo hướng chỉ dẫn của đèn. Tuy nhiên, khi rẽ phải người điều khiển phải xi nhan, quan sát và nhượng đường cho các phương tiện khác lưu thông từ các hướng khác được phép đi.
TH4: Đoạn đường có vạch mắt võng.
- Vạch mắt võng được sử dụng có tác dụng báo cho người điều khiển phương tiện giao thông không được dừng phương tiện trong đoạn đường này. Nếu trong đoạn đường có vạch mắt võng mà có mũi tên rẽ phải, các phương tiện lưu thông trên đường bắt buộc phải rẽ phải mà không được phép đi thằng, dừng hoặc đỗ.
- Vạch mắt võng thường được bố trí tại các nút giao ngã ba, ngã tư.
- Quy cách vạch mắt võng được quy định tại Quy chuẩn 41-2019, gồm có: vạch mắt võng kiểu đơn giản, vạch mắt võng kiểu thông thường.
=> Như vậy, khi gặp đèn đỏ người điều khiển phương tiện được rẽ phải khi thuộc một trong những hợp nêu trên.
Khi rẽ phải, những người điều khiển phương tiện giao thông cần lưu ý về quy cách chuyển hướng được quy định tại Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:
- Chú ý quan sát khi rẽ phải (có thể sử dụng mắt hoặc gương chiếu hậu để quan sát các phương tiện phía sau)
- Phải bật tín hiệu (xi nhan) khi rẽ phải.
- Phải nhường đường cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường của họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Đèn đỏ xe máy có được rẽ phải không? Biển báo cho phép rẽ phải
Mặc dù được phép rẽ phải nhưng khi rẽ phải thì các phương tiện cần phải hết sức lưu ý để đảm bảo an toàn cho chính mình và những phương tiện di chuyển cùng chiều, ngược chiều khác....
Đặc biệt, người điều khiển xe phải chú ý nhường đường cho xe ưu tiên, mức phạt khi không nhường đường được quy định trong bài viết Không nhường đường cho xe ưu tiên phạt bao nhiêu, bạn đọc có thể theo dõi để biết thêm thông tin.
Theo quy định của pháp luật, các phương tiện lưu thông trên đường được phép rẽ trái khi gặp đèn đỏ trong những trường hợp sau:
(1) Khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Trong quá trình điều tiết, điều phối giao thông để tránh gây ùn tắc hoặc trong một số trường hợp cần thiết khi có hiệu lệnh của cảnh sát giao thông cho phép rẽ trái người điều khiển phương tiện được phép rẽ trái.
(2) Khi có biển báo phụ cho phép rẽ trái.
Biển báo phụ cho phép rẽ trái hình chữ nhật, có nền màu xanh, chữ màu trắng với nội dung: "Đèn đỏ các phương tiện được rẽ trái", có thể kèm dòng chữ "Chú ý nhường đường cho người đi bộ"
=> Khi gặp biển báo này và gặp đèn đỏ thì người điều khiển phương tiện được phép rẽ trái mà không bị phạt.
Khi gặp đèn đỏ được đi thẳng trong những trường hợp sau:
1- Khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
2- Khi có biển báo phụ cho phép đi thẳng.
Biển báo phụ cho phép đi thẳng có hình chữ nhật, nền màu xanh, chữ màu trắng với nội dung "Đèn đỏ được đi thẳng". Với biển báo này người điều khiển phương tiện được phép đi thẳng mà không cần phải dừng đèn đỏ, đảm bảo giao thông được thông suốt trong một số đoạn đường, tránh tình trạng ùn tắc.
Những phân tích trên đây của Blog Codon.vn đã chỉ rõ các trường hợp gặp đèn đỏ được rẽ phải, đây cũng là điểm hết sức lưu ý đối với những người tham gia giao thông. Từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham giao thông, đảm bảo an toàn cho chính mình và những người cùng tham gia.