Điều kiện kinh doanh chăn nuôi tập trung

Điều kiện kinh doanh chăn nuôi tập trung

Chăn nuôi từ trước đến nay vẫn là ngành nghề có nhiều tiềm năng để đầu tư, phát triển. Điều kiện kinh doanh chăn nuôi tập trung được pháp luật quy định cụ thể, đòi hỏi các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ và chính xác.

dieu kien kinh doanh chan nuoi tap trung

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi là gì? Quy định về khu chăn nuôi tập trung mới nhất

Mục Lục bài viết:
1. Điều kiện kinh doanh chăn nuôi tập trung.
1.1. Điều kiện về quy mô chăn nuôi.
1.2. Điều kiện về mật độ chăn nuôi.
2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
3. Câu hỏi liên quan.
3.1. Nuôi chim yến cần đáp ứng những điều kiện gì?
3.2. Nuôi hươu sao cần những điều kiện gì?

1. Điều kiện kinh doanh chăn nuôi tập trung.

Tại Mục 2 Chương V Nghị định 66/2016/NĐ-CP có quy định về điều kiện chăn nuôi tập trung, tuy nhiên nội dung này đã được thay thế bởi Chương IV Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về điều kiện chăn nuôi.

Theo đó, điều kiện chăn nuôi được quy định như sau:

1.1. Điều kiện về quy mô chăn nuôi.

- Cách xác định quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm: dựa trên số lượng đơn vị vật nuôi và số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm hoặc được xác định dựa trên tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc, gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi (đối với cơ sở chăn nuôi hỗn hợp).

- Về quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm:

+ Đối với trang trại quy mô lớn: từ 300 đơn vị vật nuôi.

+ Đối với trang trại quy mô vừa: từ 30 - 300 đơn vị vật nuôi.

+ Đối với trang trại quy mô nhỏ: từ 10 - 30 đơn vị vật nuôi.

+ Đối với chăn nuôi nông hộ: dưới 19 đơn vị vật nuôi.

- Về quản lý quy mô chăn nuôi:

+ Đối với trang trại cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

(1) Vị trí xây dựng trang trại: phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, khu vực.

(2) Đảm bảo về việc có đủ nguồn nước cho hoạt động chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi.

(3) Đảm bảo biện pháp bảo vệ môi trường theo luật định.

(4) Cơ sở vật chất: có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi.

(5) Có hồ sơ ghi chép về quá trình hoạt động chăn nuôi như: sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y...

(6) Đảm bảo khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi.

+ Đối với chăn nuôi nông hộ thì cần đáp ứng đủ những điều kiện sau:

(1) Nơi đặt chuồng nuôi phải được tách biệt với nơi ở của người.

(2) Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.

(3) Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh, thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

- Về hệ số đơn vị vật nuôi:

+ Được sử dụng làm căn cứ để quy đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi.

+ Công thức chuyển đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi theo quy định của pháp luật.

Cũng thuộc lĩnh vực chăn nuôi, đối với những cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật thì cần phải đáp ứng những điều kiện cụ thể. Về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo bài viết: "Điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật" của Codon.vn đã chia sẻ trước đây.

1.2. Điều kiện về mật độ chăn nuôi.

Đối với các vùng khác nhau thì sẽ có những mật độ chăn nuôi khác nhau phụ thuộc vào từng vị trí, khu vực khác nhau:

- Căn cứ để xác định mật độ chăn nuôi: diện tích đất các loại đất nông nghiệp theo quy định về đất đai.

- Xác định mật độ chăn nuôi dựa trên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

+ Vùng đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình;

+ Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình;

+ Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung gồm các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận;

+ Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng;

+ Vùng Đông Nam Bộ gồm các tỉnh, thành phố: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

dieu kien kinh doanh chan nuoi tap trung 2

Cập nhật điều kiện và thủ tục kinh doanh chăn nuôi tập trung

2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với trang trại quy mô lớn được quy định tại Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi gồm có:

- Đơn đề nghị (Mẫu số 01.ĐKCN - Phụ lục I).

TẢI ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI ĐỐI VỚI TRANG TRẠI QUY MÔ LỚN TẠI ĐÂY

- Bản thuyết trình về điều kiện chăn nuôi

Bước 2: Nộp hồ sơ.

- Hồ sơ được nộp tại: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ.

- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đạt yêu cầu => Cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi theo quy định của pháp luật (thời hạn: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ).

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo quy định của pháp luật, trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, chưa đạt yêu cầu => Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền.

3. Câu hỏi liên quan.

3.1. Nuôi chim yến cần đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ Điều 25 Nghị định 13/2020/NĐ-CP, cơ sở, tổ chức nuôi chim yến cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

- Về vùng nuôi chim yến:

+ Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

+ Vùng nuôi chim yến phải đảm bảo phù hợp với tập tính hoạt động của chim yến và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.

- Về cơ sở nuôi chim yến:

+ Cơ sở nuôi chim yến phải đảm bảo phù hợp với tập tính hoạt động của chim yến.

+ Đảm bảo đủ điều kiện về nguồn nước, có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Phải đảm bảo có hồ sơ ghi chép và lưu trữ thông tin về hoạt động nuôi, sơ chế, bảo quản tổ yến, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm làm từ chim yến.

+ Có thiết bị phát ra âm thanh để dẫn dụ chim yến, đảm bảo về cường độ, thời gian phát loa (cường độ không vượt quá 70 dBA; thời gian phát loa từ 5 giờ -11 giờ 30 phút và từ 13 giờ 30 phút 19 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp có quy định khác).

+ Không săn bắt, không được dẫn dụ chim yến để sử dụng vào những mục đích khác ngoài mục đích nuôi chim yến để khai thác tổ yến, nghiên cứu khoa học.

- Điều kiện đối với cơ sở khai thác, sơ chế, bảo quản tổ yến:

+ Phải ban hành những quy định của pháp luật về việc tuân thủ quy trình kỹ thuật khai thác, sơ chế, bảo quản tổ yến.

+ Đối với khu vực, nhà, xưởng phục vụ sơ chế, bảo quản phải được đặt cách xa với nguồn gây ô nhiễm, đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh.

+ Đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nước được sử dụng trong sơ chế tổ yến.

+ Đảm bảo những biện pháp ngăn ngừa, có biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn không được để những sinh vật gây hại không xâm nhập vào những khu vực sơ chế, bảo quản tổ yến.

+ Đối với tổ yến sau khi sơ chế thì cần phải đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

Theo đó, liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong chăn nuôi, độc giả có thể tìm hiểu thêm về điều kiện kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

3.2. Nuôi hươu sao cần phải đảm bảo những điều kiện gì?

Căn cứ Điều 26 Nghị định 13/2020/NĐ-CP, đối với trang trại chăn nuôi hươu sao thì cần phải đáp ứng những điều kiện:

- Đảm bảo hươu sao được sống gần gũi với điều kiện tự nhiên.

- Con giống hươu sao phải có nguồn gốc từ cơ sở nuôi hươu sao hợp pháp;

- Cơ sở sản xuất giống phải có hồ sơ theo dõi cá thể và hệ phả hươu sao.

Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khai thác, bảo quản nhung hươu:

- Phải sử dụng những biện pháp để giảm đau cho hươu khi cắt nhung.

- Sau khi cắt nhung phải bảo quản nhung hươu trong điều kiện đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

- Ghi chép, lưu trữ thông tin về khai thác, bảo quản nhung hươu bảo đảm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Trên đây, Blog Codon.vn đã chia sẻ với bạn đọc về điều kiện kinh doanh chăn nuôi tập trung. Các điều kiện này đều hướng tới việc quản lý quy mô chăn nuôi một cách phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường và cuộc sống của đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi.

Bài liên quan