Điều kiện kinh doanh phân bón theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP

Điều kiện kinh doanh phân bón

Phân bón là loại hàng hóa đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động trồng trọt của nông dân. Với vai trò đó, để kiểm soát sự sản xuất, buôn bán phân bón tràn lan, dễ gặp phải hàng kém chất lượng, pháp luật hiện hành đã có quy định về điều kiện kinh doanh phân bón.

dieu kien kinh doanh phan bon

Điều kiện đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phân bón mới nhất

Mục Lục bài viết:
1. Kinh doanh phân bón là gì?
2. Điều kiện kinh doanh phân bón
2.1. Điều kiện sản xuất phân bón.
2.2. Điều kiện buôn bán phân bón từ ngày 01/01/2020.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phân bón.

1. Kinh doanh phân bón là gì?

- Kinh doanh phân bón là hoạt động vì mục đích lợi nhuận được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện khi cung cứng sản phẩm phân bón ra thị trường thông qua hình thức sản xuất phân bón, buôn bán phân bón hoặc cả hai.

- Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện hầu hết phải được cấp Quyết định công nhận lưu hành tại Việt nam nếu muốn kinh doanh. Đây là nội dung được quy định tại Điều 36 Luật Trồng trọt năm 2018.

- Chủ thể kinh doanh phân bón có thể là cá nhân hoặc tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác).

Lưu ý: Để có thể hiểu rõ hơn về lĩnh vực kinh doanh phân bón, bạn đọc cần hiểu, nắm được tổng quan thông tin về định nghĩa, lợi ích, các loại phân bón phổ biến trên thị trường. Chi tiết nội dung này đã được Cổng bách khoa toàn thư wikipedia.org chia sẻ, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để tìm hiểu thêm.

2. Điều kiện kinh doanh phân bón

2.1. Điều kiện sản xuất phân bón.

- Giải thích về "sản xuất phân bón", tại Nghị định 84/2019/NĐ-CP, Điều 2 đã quy định rất rõ. Nhìn chung, có thể hiểu sản xuất phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trong trong quy trình để tạo ra sản phẩm phân bón có khả năng sử dụng.

- Để được sản xuất phân bón thì tổ chức, cá nhân phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (sau đây gọi tắt là GCN). Đây là quy định được ghi nhận tại Khoản 1, Điều 41 Luật Trồng trọt.

- Mở rộng sâu hơn, điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón là điều kiện sản xuất phân bón. Vì vậy, để sản xuất phân bón tổ chức, cá nhân phải đáp ứng 06 điều kiện được quy định tại Khoản 2, Điều 41 Luật Trồng trọt và hướng dẫn chi tiết tại Điều 12 Nghị định 84/2019/NĐ-CP như sau:

(1) Yêu cầu về cơ sở sản xuất.

+ Địa điểm, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất.

+ Khu sản xuất phải có tường, rào ngăn cách với bên ngoài.

+ Nhà xưởng phải vững chắc, tường, trần, vách ngăn và cửa đều phải đáp ứng yêu cầu về kiểm soát chất lượng.

(2) Điều kiện về trang thiết bị, máy móc.

+ Dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, từng dạng phân bón theo Phụ lục II, Nghị định 84.

(3) Có phòng thử nghiệm (đạt chuẩn ISO 17025) hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định. Đối với cơ sở chỉ đóng gói phân bón thì không cần áp dụng điều kiện này.

(4) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương. Thời điểm có muộn nhất là sau 01 năm kể từ ngày được cấp GCN.

(5) Nguyên liệu và thành phẩm phải được tách biệt bởi hai khu vực chứa.

(6) Về nhân sự: Người trực tiếp điều hành sản xuất ít nhất phải có bằng đại học về chuyên ngành trồng trọt/bảo vệ thực vật/nông hóa thổ nhưỡng/khoa học đất/nông học/hóa/sinh học.

dieu kien kinh doanh phan bon 2

Quy định pháp luật về điều kiện thành lập công ty kinh doanh phân bón, sản xuất phân bón

2.2. Điều kiện buôn bán phân bón từ ngày 01/01/2020.

Lưu ý: Điều kiện buôn bán phân bón không áp dụng đối với trường hợp buôn bán phân bón do mình sản xuất.

Để được buôn bán phân bón, cá nhân, tổ chức phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Đây là nội dung được quy định tại Điều 42 Luật Trồng trọt 2018.

Có 03 điều kiện mà tổ chức cá nhân phải đáp ứng để được cấp GCN đủ điều kiện buôn bán phân bón, cụ thể:

- Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng. Có thể là tại cửa hàng, điểm giao dịch cố định, tại nhà, trang trại,...

- Phân bón buôn bán phải có hồ sơ đầy đủ, có giấy tờ để truy xuất nguồn gốc.

- Về nhân lực: Người trực tiếp buôn bán nếu không tốt nghiệp trung cấp trở lên về trồng trọt/bảo vệ thực vật/nông hóa thổ nhưỡng/khoa học đất/nông học/hóa/sinh thì phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón.

So với quy định trước đây tại Nghị định 108/2017/NĐ-CP, thì điều kiện buôn bán phân bón thời điểm hiện tại được nới lỏng hơn, cho phép cá nhân, tổ chức dễ dàng tiếp cận mặt hàng kinh doanh này hơn.

Thực tế, kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thường được các chủ thể kinh doanh cùng lúc. Việc kinh doanh này cũng cần đảm bảo các quy định của luật kinh doanh và các văn bản pháp lý liên quan. Thông tin chi tiết, bạn đọc có thể tìm đọc trong bài chia sẻ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật của Codon.vn.

3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phân bón.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phân bón bao gồm: GCN đủ điều kiện sản xuất phân bón và GCN đủ điều kiện buôn bán phân bón.

Trong đó:

* GCN đủ điều kiện sản xuất phân bón.

- Thẩm quyền cấp: Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn.

- Hồ sơ đề nghị gồm có:

+ Đơn đề nghị (Mẫu 07 Phụ lục I, Nghị định 84).

+ Bản thuyết minh điều kiện sản xuất phân bón (Mẫu 09, Phụ lục I, Nghị định 84).

+ Bằng tốt nghiệp thể hiện trình độ chuyên môn của người trực tiếp điều hành sản xuất. (bản chụp).

+ Giấy tờ chứng minh liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.

- Thời hạn cấp tối đa là 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

dieu kien kinh doanh phan bon 3

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo quy định của Nghị định 84/2019/NĐ-CP

* GCN đủ điều kiện buôn bán phân bón.

- Thẩm quyền cấp: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Hồ sơ đề nghị:

+ Đơn đề nghị (Mẫu 08 Phụ lục I, Nghị định 84).

+ Văn bản chứng nhận đã tập huấn hoặc văn bằng tốt nghiệp của người trực tiếp buôn bán. (bản chụp)

- Thời hạn cấp tối đa là 13 ngày kể từ cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ.

Thông tin về điều kiện kinh doanh phân bón đã được Blog Codon.vn chia sẻ. Có thể thấy, so với các quy định trước đây, một vài điều kiện sản xuất, kinh doanh phân bón cũng đã được lược bỏ, tạo điều kiện nhiều hơn cho các cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh nhưng cũng không làm mất đi tính quản lý chặt chẽ của nhà nước. Vì vậy, các chủ thể hãy nhanh chóng nắm bắt cơ hội, chủ động trong hoạt động kinh doanh để làm giàu cho chính mình.

Bên cạnh lĩnh vực phân bón, cá nhân, tổ chức cũng có thể tìm hiểu điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô, kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng ô tô để cân nhắc phương án, hình thức đầu tư hợp lý. Thông tin chi tiết về từng điều kiện đã được Codon.vn chia sẻ, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.

Bài liên quan