Việc tham gia giao thông bằng ô tô đang là xu hướng phát triển mới, điều này dẫn đến nhu cầu học lái xe cũng tăng cao, từ đó các trung tâm dịch vụ đào tạo lái xe ô tô cũng được ra đời nhiều hơn. Để được kinh doanh, tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô như sau.
Điều kiện cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo Nghị định 138/2018/NĐ-CP
- Kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô (sau đây gọi tắt là đào tạo lái xe) là việc thực hiện chức năng đào tạo nghề lái xe ô tô nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
- Điều kiện chung đối với cơ sở đào tạo lái xe được quy định tại Điều 5, Nghị định 65/2016/NĐ-CP, cụ thể:
+ Cơ sở đào tạo phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
→ Như vậy, cơ sở đào tạo lái xe phải đáp ứng điều kiện thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp về cơ sở vật chất, về vốn, về quy hoạch mạng lưới và phải thực hiện các thủ tục để thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định 143/2016/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Nghị định 143.
Lưu ý: Quy định về điều kiện "Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô" đã bị bãi bỏ bởi Nghị định 138/2018/NĐ-CP.
- Có thể nói, kinh doanh dịch vụ lái xe ô tô là việc mở lớp đào tạo lý thuyết, thực hành để học viên học, thi và được cơ quan nhà nước cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, D, E, F,... Để nắm được khái quát thông tin về giấy phép lái xe và quy định về độ tuổi đăng ký dự thi giấy phép lái xe tại Việt Nam, bài viết này trên wikipedia.org sẽ mang đến nhiều nội dung hữu ích cho bạn.
Nếu như điều kiện chung là điều kiện về loại hình tổ chức tồn tại thì điều kiện về cơ sở vật chất hay giáo viên dạy lái xe ô tô là điều kiện cụ thể, để quyết định đến việc cơ sở có được cấp phép đào tạo lái xe ô tô hay không.
Tại Điều 6, Nghị định 65/2016/NĐ-CP và Nghị định 138/2018/NĐ-CP, cơ sở đào tạo lái xe phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật như sau:
- Về hệ thống phòng học chuyên môn:
+ Có phòng học lý thuyết và phòng học thực hành đảm bảo các tiêu chí để phù hợp với quy mô đào tạo.
+ Trường hợp tại một thời điểm đào tạo, số học viên là 500 thì phải có tối thiểu 02 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ, 02 phòng học Kỹ thuật lái xe. Nếu số học viên là 1000 trở lên thì phải có tối thiểu 03 - 03 phòng tương ứng.
+ Các phòng học: Pháp luật giao thông đường bộ; Cấu tạo và sửa chữa thông thường; Kỹ thuật lái xe; Nghiệp vụ vận tải; Thực tập bảo dưỡng, sửa chữa: Đều phải có đầy đủ trang thiết bị cụ thể tương ứng với từng phòng để đảm bảo cho quá trình dạy và học diễn ra hiệu quả.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô theo pháp luật hiện hành
- Điều kiện xe tập lái.
+ Đào tạo lái xe hạng nào thì phải có xe tập lái hạng đó, xe phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Trường hợp cơ sở vừa đào tạo vừa có dịch vụ sát hạch thì được sử dụng chung xe nhưng số lượng xe sát hạch để tính lưu lượng đào tạo không quá 50% số xe sát hạch dùng để dạy lái.
+ Xe tập lái phải thuộc sở hữu của cơ sở. Xe hạng B1, B2 được sử dụng xe hợp đồng, các loại xe khác được sử dụng hợp đồng nhưng có thời hạn và không vượt quá tỷ lệ số xe sở hữu.
+ Ô tô tải phải có tải trọng ít nhất 1000kg nếu muốn sử dụng để dạy lái xe các hạng B1, B2 với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng.
- Điều kiện về sân tập lái:
+ Sân tập phải thuộc quyền sở hữu của cơ sở đào tạo, tức là người có quyền sử dụng đất đối với diện tích phần sân tập. Thời điểm hiện tại, quy định về thuê sân tập đã bị bãi bỏ.
+ Có tối thiểu 02 sân tập nếu số lượng học viên tại một thời điểm từ 1000 người trở lên.
+ Sân tập lái xe phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống theo bài học, có kích thường phù hợp với từng hạng xe.
+ Mặt sân phải được đảm bảo không bị ngập nước, bề mặt đường, hình tập lái được thảm nhựa hoặc bê tông, có đủ vạch sơn, hình các bài tập được bó vỉa.
+ Có nhà chờ, ghế ngồi học viên.
+ Diện tích hạng B1và B2 ít nhất là 8000m2; B1, B2 và C ít nhất phải 10.000m2; tổng hợp các hạng thì ít nhất phải 14.000m2.
Kinh doanh ô tô, chứng khoán, bất động sản,..., đang là các lĩnh vực đầu tư hot, được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và cần thỏa mãn các quy định của pháp luật. Chi tiết về điều kiện kinh doanh của lĩnh vực này, bạn đọc có thể xem thông tin trong bài chia sẻ điều kiện kinh doanh bất động sản của Codon.vn.
Sửa đổi, bổ sung các điều kiện về giáo viên dạy lái xe ô tô, Nghị định 138/2018/NĐ-CP đưa ra các tiêu chuẩn giáo viên cụ thể như sau:
- Giáo viên phải đảm bảo 04 tiêu chuẩn nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Giáo viên dạy lý thuyết ít nhất phải tốt nghiệp trung cấp ngành luật/công nghệ ô tô/công nghệ kỹ thuật ô tô/lắp ráp ô tô/các ngành khác liên quan đến ô tô chiếm 30%, người dạy môn Kỹ thuật lái xe thì phải có bằng lái xe tương ứng.
- Giáo viên dạy thực hành thì phải:
+ Có bằng lại hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng đào tạo, tối thiểu là B2.
+ Có bằng lái đủ thời gian tối thiểu 03 năm nếu dạy hạng B1, B2.
+ Có bằng lái đủ thời gian tối thiểu 05 năm nếu dạy hạng C, D, E, F.
+ Đã được tập huấn nghiệp vụ dạy thực hành theo chương trình chung được cơ quan nhà nước ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành.
- Cơ sở phải luôn đảm bảo có tối thiểu 01 người dạy thực hành trên 01 xe tập lái.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lái xe ô tô theo quy định pháp luật
Liên quan đến việc kinh doanh ô tô, Nghị định 116/2017/NĐ-CP cũng quy định chi tiết các điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô. Cá nhân, tổ chức muốn được cấp giấy phép kinh doanh hợp pháp cần nắm được đầy đủ thông tin để chuẩn bị nguồn lực, đáp ứng các tiêu chuẩn theo Luật định.
Trình tự, thủ tục thành lập trung tâm đào tạo lái xe ô tô được thực hiện theo quy định về thành lập cơ sở giáo dục đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định 24/2022/NĐ-CP.
Điều quan trọng để thành lập trung tâm đào tạo lái xe phải là thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe được quy định tại Điều 14 Nghị định 65/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Cơ sở đào tạo gửi hồ sơ tới Sở Giao thông vận tải (nếu cơ sở đào tạo do địa phương quản lý)
hoặc Tổng cục đường bộ Việt Nam (nếu cơ sở đào tạo thuộc cơ quan trung ương do Bộ Giao thông Vận tải giao).
Hồ sơ gồm có:
+ Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp (Phụ lục X, Nghị định 65).
+ Quyết định thành lập cơ sở (bản sao có chứng thực hoặc bản sao có bản chính đối chiếu).
+ Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành (bản sao).
+ Giấy đăng ký xe (bản sao).
- Thời hạn giải quyết hồ sơ và cấp giấy phép đào tạo được thực hiện tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ nêu trên.
Thông tin về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô đã được Blog Codon.vn chia sẻ. Dễ thấy, đây là lĩnh vực kinh doanh khá khó khăn, đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải thực sự có tiềm lực về tài chính, có năng lực quản lý, đào tạo tốt để mang đến chất lượng cao cho hoạt động đào tạo đặc thù này.
Tham gia đào tạo lái xe ô tô tại những đơn vị kinh doanh dịch vụ này, người học lái xe phải thi cấp bằng lái xe ô tô để sử dụng tham gia giao thông.