Điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển mới nhất 2022

Điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển

Với tiềm năng năng lớn về kinh tế biển, khai thác cảng biển cũng là ngành nghề kinh doanh được nhiều người hướng đến. Tuy nhiên, chỉ có những doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển mới được thực hiện hoạt động kinh doanh này.

dieu kien kinh doanh khai thac cang bien

Kinh doanh khai thác cảng biển cần điều kiện gì? Thông tin Nghị định 37/2017/NĐ-CP điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển

Mục Lục bài viết:
1. Khai thác cảng là gì? Kinh doanh cảng biển là gì?
2. Cần những điều kiện gì để kinh doanh khai thác cảng biển?
2.1. Điều kiện của doanh nghiệp.
2.2. Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực.
2.3. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị.
2.4. Điều kiện về bảo vệ môi trường.
3. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển.

1. Khai thác cảng là gì? Kinh doanh cảng biển là gì?

- Khái niệm về khai thác cảng biển không được quy định trong các văn bản pháp luật, tuy nhiên, có thể hiểu, khai thác cảng biển là việc các cơ sở kinh doanh thực hiện các hoạt động để đảm bảo cho hàng hóa được thông qua cảng một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất.

- Ví dụ: khai thác phương tiện vận tải; thực hiện dịch vụ lưu kho bãi, trung gian giao nhận hàng hóa, bảo quản hàng hóa; dịch vụ bốc xếp hàng hóa;...

- Kinh doanh cảng biển hay kinh doanh khai thác cảng biển được giải thích tại Nghị định 37/2017/NĐ-CP là "hoạt động trực tiếp khai thác cảng biển".

=> Từ khái niệm này có thể giải thích rõ hơn về kinh doanh khai thác cảng biển như sau: Kinh doanh khai thác cảng biển là hoạt động trực tiếp thực hiện một, một số hoặc tất cả các giai đoạn để đảm bảo cho hàng hóa được thông qua cảng một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất và tìm kiếm nguồn lợi nhuận từ việc đó.

2. Cần những điều kiện gì để kinh doanh khai thác cảng biển?

Điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển được quy định tại Nghị định 147/2018/NĐ-CP với các nội dung như sau:

2.1. Điều kiện của doanh nghiệp.

- Chỉ có doanh nghiệp mới được kinh doanh khai thác cảng biển, hình thức tồn tại gồm có doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty hợp danh và công ty cổ phần.

- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải nếu có vốn đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ góp vốn tối đa là 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp → điều này nhằm hạn chế tình trạng chi phối mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.

2.2. Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực.

- Điều kiện về tổ chức bộ máy: Có bộ phận quản lý an ninh hàng hải (trước đây còn bắt buộc phải có bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, người làm công tác, vệ sinh lao động).

- Điều kiện về nhân lực: Cán bộ an ninh cảng biển phải được đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ phù hợp.

dieu kien kinh doanh khai thac cang bien 2

Thành lập công ty kinh doanh khai thác cảng biển phải đáp ứng điều kiện gì? Chi tiết điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển

2.3. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị.

- Đủ cơ sở vật chất, kho, bãi, trang thiết bị phù hợp với quy chuẩn.

- Nếu cảng biển không có đủ kho, bãi, doanh nghiệp cảng phải có hợp đồng thuê, trừ trường hợp chỉ kinh doanh khai thác bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi.

- Doanh nghiệp phải có đủ các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ theo quy định.

2.4. Điều kiện về bảo vệ môi trường.

- Có đủ phương tiện để: tiếp nhận, thu hồi, các chất thải từ tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển để xử lý.

- Các điều kiện khác theo pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam.

Logistic cũng là một hoạt động mang tính chất tương tự như khai thác cảng biển, nhưng chủ thể kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện cụ thể khác. Xem chi tiết tại: Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics

3. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển.

Quy trình cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển được quy định tại Điều 10 Nghị định 37/2017/NĐ-CP, cụ thể:

- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận: Cục Hàng hải Việt Nam.

- Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Tờ khai đề nghị - Mẫu 01 Phụ lục Nghị định 37.

+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Danh sách chức danh, hợp đồng lao động, bản sao chứng chỉ của cán bộ an ninh cảng biển.

+ Phương án khai thác cảng biển.

- Trình tự thực hiện:

+ Nộp hồ sơ tại Cục Hàng hải Việt Nam.

+ Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải có thời hạn 10 ngày để thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận và trả kết quả cho doanh nghiệp.

+ Kết quả được trả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Kinh doanh khai thác cảng biển và kinh doanh vận tải biển là khác nhau, độc giả tham khảo tại: Điều kiện kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển để biết thêm về kinh doanh vận tải biển.

Điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển hiện nay đã có sự thay đổi theo hướng mở rộng cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp hơn, tuy nhiên, suy cho cùng thì đây cũng là một lĩnh vực kinh doanh khó, đòi hỏi nhiều về tài chính, chuyên môn và thời gian đầu tư dài hạn. Độc giả có thể tham khảo điều kiện kinh doanh của nhiều ngành, nghề khác tại chuyên mục Blog trên trang Codon.vn.

Bài liên quan