Điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế năm 2022

Điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế

Do đối tượng kinh doanh là hàng hóa đặc biệt - "hàng hóa miễn thuế", do vậy, pháp luật hiện hành đã quy định rất rõ về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế và bắt buộc các tổ chức, cá nhân muốn thực hiện hoạt động kinh doanh thì phải đáp ứng đủ các điều kiện đó.

dieu kien kinh doanh hang mien thue

Quy định mới về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế theo Nghị định 68/2016/NĐ-CP

Mục Lục bài viết:
1. Để được kinh doanh hàng miễn thuế cần những gì?
2. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế.
3. Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế.
4. Ai được mua hàng miễn thuế?

1. Để được kinh doanh hàng miễn thuế cần những gì?

- Cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế thực hiện kinh doanh thông qua "cửa hàng miễn thuế" dưới dạng quản lý là "doanh nghiệp".

- Để được kinh doanh hàng miễn thuế hay được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế thì cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 4, Nghị định 68/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2020/NĐ-CP):

(1) Vị trí cửa hàng: Có 03 vị trí được đặt cửa hàng miễn thuế.

+ Trong khu vực cách ly: (1) cửa khẩu đường bộ quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển loại 1; (2) cảng hàng không dân dụng quốc tế (có thể trong khu vực hạn chế).

+ Trong nội địa.

+ Trên tàu bay của các chuyến bay quốc tế của hãng hàng không Việt Nam như Vietnam Ariline, VietJet,...

+ Kho chứa hàng miễn thuế đặt cùng vị trí với cửa hàng hoặc nằm trong khu vực cách ly/hạn chế/cửa khẩu/thuộc địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu.

Điều kiện về vị trí trong điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế cung có tính quyết định như vị trí trong điều kiện kinh doanh kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ

(2) Điều kiện về phần mềm.

+ Đáp ứng việc quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cho cơ quan hải quan về tất cả các các thông tin liên quan đến hàng miễn thuế.

(3) Điều kiện về hệ thống camera.

+ Đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan.

+ Camera phải quan sát được mọi vị trí từ kho, đến cửa hàng đến quầy nhận hàng và phải hoạt động liên lục 24/24 giờ.

+ Khả năng lưu giữ hình ảnh ít nhất 06 tháng (trước đây quy định là 12 tháng).

2. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế là hình thức pháp lý ghi nhận sự công nhận của nhà nước cho phép cá nhân, tổ chức được kinh doanh hàng miễn thuế.

- Thành phần hồ sơ đề nghị:

Nghị định 67/202/NĐ-CP quy định về các loại giấy tờ sau:

+ Văn bản đề nghị (Mẫu số 01 Phụ lục Nghị định 68/2016/NĐ-CP).

+ Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đầu tư/chứng từ khác.

+ Bản chụp sơ đồ thiết kế khu vực, vị trí cửa hàng, kho, vị trí lắp đặt camera.

+ Bản chụp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng, chữa cháy do công an cấp (nếu đã nằm trong khu vực được công nhận đủ điều kiện thì không cần có giấy tờ này).

dieu kien kinh doanh hang mien thue 2

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế mới nhất.

- Trình tự thực hiện:

+ Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Tổng cục Hải quan bằng hình thức trực tuyến/trực tiếp/qua đường bưu điện.

+ Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục hải quan có 10 ngày làm việc để kiểm tra hồ sơ, thực tế và ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.

+ Tính từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, Tổng cục tiến hành cấp giấy chứng nhận trong thời hạn 05 làm việc.

- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận: Tổng cục Hải quan.

Kinh doanh hàng miễn thuế là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do đó phải đáp ứng điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

3. Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế.

- Hàng hóa được bán tại cửa hàng miễn thuế là các hàng hóa mà khi người mua hàng mua thì không phải tính thêm bất cứ loại thuế nào vào giá trị sản phẩm như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế được quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2020/NĐ-CP, bao gồm 06 loại hàng hóa, mỗi hàng hóa có những đặc điểm, yêu cầu riêng, phù hợp với tính chất đặc biệt là "miễn thuế".

- Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế phải được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan hải quan, các thông tin về mặt hàng đều được cập nhật thông qua phần mềm có kết nối với cơ quan hải quan.

4. Ai được mua hàng miễn thuế?

Không phải mọi đối tượng đều được mua hàng miễn thuế mà chỉ có những cá nhân đáp ứng các điều kiện thì mới được mua hàng tại một số các vị trí cửa hàng miễn thuế. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 3, Nghị định 100/2020/NĐ-CP, chẳng hạn:

- Người nhập cảnh vào Việt Nam chỉ mua hàng tại cửa hàng miễn thuế tại khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế, không được mua hàng miễn thuế sau khi đi ra khỏi khu vực đó.

- Người được hưởng quyền miễn ưu đãi, miễn trừ ngoại giao thì được phép mua hàng tại cửa hàng miễn thuế nội địa, các cá nhân khác thì không được.

Trong các điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, điều kiện về vị trí cửa hàng miễn thuế được xem là điều kiện "khó nhằn" nhất, bởi việc tìm cho mình được một vị trí tốt trong bối cảnh tăng cao về chủ thể kinh doanh và diện tích mặt bằng hạn hẹp là rất mất thời gian và tốn kém tài chính. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Blog trên trang Codon.vn về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế sẽ hữu ích đối với độc giả.

Bài liên quan