Với nhu cầu tiêu thụ lớn và khả năng sinh lời cao, nhiều cá nhân, tổ chức đã lựa chọn việc kinh doanh thủy sản. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các lĩnh vực kinh doanh cụ thể thì cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện khác nhau. Blog Codon.vn thông tin về điều kiện kinh doanh thủy sản theo quy định pháp luật hiện hành như sau.
Điều kiện đăng ký kinh doanh thủy sản, tìm hiểu hồ sơ, thủ tục kinh doanh thuỷ hải sản theo quy định của pháp luật hiện hành
- Kinh doanh thủy sản là việc cá nhân, tổ chức thực hiện một, một số các hoạt động nhằm đưa ra thị trường sản phẩm thủy sản nhằm mục đích lợi nhuận.
- Các hoạt động kinh doanh thủy sản phổ biến bao gồm kinh doanh nuôi trồng thủy sản, kinh doanh khai thác thủy sản và kinh doanh chế biến thủy sản. Trong các hoạt động kinh doanh này được biểu hiện qua việc xuất, nhập khẩu, mua bán thủy sản, giống thủy sản, sản phẩm thủy sản chế biến.
- Kinh doanh thủy sản thường có quy mô lớn, gắn với hoạt động nghề nghiệp, thường xuyên và tạo ra nguồn thu nhập chính cho cá nhân, tổ chức.
- Cá nhân, tổ chức kinh doanh thủy sản có thể thành lập công ty, hợp tác xã hoặc hộ gia đình, cá thể nhưng phải đáp ứng điều kiện đối với từng lĩnh vực kinh doanh thủy sản..
Theo quy định tại Luật Thủy sản 2017 và hướng dẫn thi hành tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Về địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng:
+ Tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
+ Tùy thuộc vào việc nuôi trồng thủy sản trong ao (đầm/hầm), bể hay nuôi bằng lồng bè, đăng quầng mà yêu cầu về cơ sở vật chất cũng khác nhau theo hướng dẫn tại Điều 34 Nghị định 26.
+ Việc sử dụng trang thiết bị trong nuôi trồng phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc hại đến thủy sản được nuôi và đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường.
- Các điều kiện khác:
+ Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, thú ý, an toàn lao động, an toàn thực phẩm.
+ Thực hiện thủ tục đăng ký đối với việc nuôi trồng thủy sản trong lòng bè và loại thủy sản nuôi chủ lực tại Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản/Chi cục Nuôi trồng thủy sản/Chi cục thủy sản.
→ Để được công nhận đủ điều kiện và thực hiện hoạt động nuôi trồng thủy sản, cơ sở phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh nuôi trồng thủy sản
Chú ý: Việc nuôi trồng thủy sản được xem là hoạt động chăn nuôi con giống (cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá hồi, hàu và sò điệp,...) trong môi trường nuôi (ao nuôi, bè nuôi) để thu lợi ích. Để nắm rõ hơn về các phương thức nuôi trồng thủy sản và sản phẩm tạo ra, bạn đọc có thể bấm xem chi tiết qua bài viết này trên wikipedia.org.
- Khai thác thủy sản có thể được thực hiện ở nhiều nơi, nhưng nguồn lợi chủ yếu xuất phát từ khai thác thủy sản tại vùng biển.
- Việc khai thác thủy sản bằng tàu có tại vùng biển nội địa buộc các cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện tại Luật Thủy sản 2017, Điều 50, cụ thể:
+ Yêu cầu bắt buộc: Nếu khai thác bằng tàu cá ít nhất 06m thì phải có giấy phép.
+ Điều kiện được cấp giấy phép:
- Khai thác trong hạn ngạch giấy phép.
- Không phải nghề khai thác thuộc Danh mục cấm.
- Có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm.
- Tàu có thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị giám sát hành trình nếu có chiều dài tối đa là 15m trở lên.
- Có giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.
- Thuyền trưởng, máy trường có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp.
Tương tự như việc nuôi trồng thủy hải sản, để được cấp phép chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, tổ chức, cá nhân cũng cần đảm bảo những yêu cầu về quy mô, mật độ chăn nuôi theo quy định tại Nghị định 66/2016/NĐ-CP. Nếu có dự định kinh doanh trong lĩnh vực này, bài viết chia sẻ điều kiện kinh doanh chăn nuôi tập trung sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn.
Dựa trên quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở chế biến thực phẩm nói chung tại Điều 21 Nghị định 66/2016/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2018/NĐ-CP, cơ sở đầu tư kinh doanh chế biến thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Điều kiện về vị trí:
+ Cơ sở chế biến phải có khoảng cách an toàn với khu xử lý chất thải.
- Về nhà xưởng chế biến:
+ Dây chuyền sản xuất một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm cuối cùng.
+ Nền, trần, cửa không thấm nước, chống ăn mòn, các cửa phải kín.
+ Có hệ thống cung cấp nước đạt chuẩn theo QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT.
+ Có hệ thống thoát nước thải chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao sang thấp.
- Về thiết bị và dụng cụ:
+ Đầy đủ thiết bị vệ sinh cho công nhân làm việc.
+ Các thiết bị, dụng cụ chế biến hải sản phải đạt chuẩn QCVN 12-1:2011/BYT, QCVN 12-2:2011/BYT, QCVN 12-3:2011/BYT.
Trước đây, để đầu tư kinh doanh chế thủy sản còn phải đáp ứng điều kiện về nhân sự, tuy nhiên, khi Nghị định 123/2018/NĐ-CP có hiệu lực thì điều kiện này cũng được bãi bỏ.
Điều kiện đầu tư kinh doanh về thủy sản, quy định cấp giấy phép chế biến thủy sản
- Đăng ký kinh doanh thủy sản xuất phát từ hình thức được cá nhân lựa chọn là các doanh nghiệp, công ty.
- Thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan. Điều cần lưu ý là bạn cần xác định đúng mã ngành nghề kinh doanh thủy sản trước khi đăng ký. Để tra mã đăng ký kinh doanh nhanh chóng, bạn đọc có thể xem chi tiết trong bài mã ngành nghề kinh doanh năm 2022 mà Codon.vn chia sẻ trước đây.
- Đặc biệt, đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, để được chính thức hoạt động, doanh nghiệp phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản.
Điều kiện kinh doanh thủy sản theo quy định của pháp luật là tổng hợp các quy định về điều kiện của từng lĩnh vực kinh doanh thủy sản cụ thể, vì vậy, độc giả cần chú ý để nắm rõ các nội dung để tránh nhầm lẫn về điều kiện thuộc lĩnh vực mà mình muốn kinh doanh.