Điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy theo quy định Nghị định 136/2020/NĐ-CP

Điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy

Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy (PCCC) là lĩnh vực kinh doanh được nhiều người lựa chọn trước yêu cầu đảm bảo an toàn phòng chống cháy càng nâng cao. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực đặc thù, do vậy để kinh doanh dịch vụ này, cơ sở kinh doanh, cá nhân hành nghề phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy theo luật định.

dieu kien kinh doanh dich vu phong chay chua chay

Tìm hiểu điều kiện kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy? Quy định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP

Mục Lục bài viết:
1. Kinh doanh phòng cháy chữa cháy gồm các hoạt động nào?
2. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy - Những điều kiện mới nhất.
2.1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC cần những điều kiện gì?
2.2. Cá nhân hành nghề dịch vụ PCCC.
2.3. Cá nhân có được kinh doanh dịch vụ PCCC không?
3. Chủ thể kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy.
4. Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC.
4.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC.
4.2. Trình tự thực hiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC.
4.3. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC.
4.4. Lệ phí cấp giấy xác nhận.

1. Kinh doanh phòng cháy chữa cháy gồm các hoạt động nào?

- Kinh doanh dịch vụ PCCC là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc được pháp luật quy định về PCCC nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

- Kinh doanh dịch vụ PCCC gồm nhiều hoạt động đa dạng, được quy định tại Điều 9a Luật Phòng cháy chữa cháy sửa đổi năm 2013, cụ thể:

+ Hoạt động tư vấn: thiết kế, thẩm định, giám sát, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật, chuyển giao công nghệ PCCC.

+ Hoạt động thi công, lắp đặt hệ thống PCCC; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC.

+ Hoạt động huấn luyện, hướng dẫn nghiệp vụ về PCCC.

+ Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư PCCC (hoạt động này không mang tính chất dịch vụ mà nghiêng về kinh doanh hàng hóa).

- Trong các lĩnh vực kinh doanh nêu trên, tư vấn và kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư là hai lĩnh vực được lựa chọn phát triển nhiều nhất.

- Mặc dù ra đời từ năm 2001, tuy nhiên Luật Phòng cháy chữa cháy thời điểm đó chưa quy định về kinh doanh dịch vụ PCCC, mãi cho đến khi Luật PCCC sửa đổi 2013 được ban hành thì dịch vụ này mới được triển khai thực hiện tại Việt Nam.

dieu kien kinh doanh dich vu phong chay chua chay 2

Các ngành nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Luật Phòng cháy chữa cháy sửa đổi năm 2013

Lưu ý: Để có thể hiểu về định nghĩa, các hoạt động thẩm duyệt và nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã được tổng hợp chi tiết trên wikipedia.org, bạn đọc có thể bấm xem thêm thông qua bài viết này.

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy mới nhất.

2.1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC cần những điều kiện gì?

Để kinh doanh dịch vụ PCCC, cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 41, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, cụ thể:

* Điều kiện chung:

- Điều kiện về chủ thể: Xem chi tiết ở mục 3.

- Điều kiện về người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật.

+ Có văn bằng/chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC (sau đây gọi tắt là Chứng chỉ bồi dưỡng).

+ Có tên trong các văn bản chứng nhận thành lập tương ứng với các loại hình cơ sở.

Ví dụ: Cơ sở phòng cháy chữa cháy được thành lập là công ty TNHH thì người đại diện theo pháp luật phải có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu cơ sở kinh doanh PCCC thành lập theo mô hình hợp tác xã thì người đại diện theo pháp luật phải có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Lưu ý: Người nước ngoài đã có văn bằng, chứng chỉ do cơ quan nước ngoài cấp phù hợp và có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự (tức là đã trải qua thủ tục được công nhận và sử dụng tại Việt Nam) thì có thể là người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh.

- Điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị:

+ Cơ sở kinh doanh về tư vấn lĩnh vực thiết kế, thẩm định, giám sát PCCC: Có địa điểm hoạt động, có phương tiện, thiết bị đảm bảo thực hiện nghề nghiệp.

+ Cơ sở kinh doanh về tư vấn lĩnh vực kiểm tra, thực hiện kiểm định PCCC: Có phòng thí nghiệm, có thiết bị kiểm định được công nhận chất lượng từ cơ quan có thẩm quyền.

+ Cơ sở kinh doanh tư vấn chuyển giao công nghệ, huấn luyện, hướng dẫn nghiệp vụ: Phương tiện, thiết bị, địa điểm, đảm bảo thực hiện nghề nghiệp.

+ Cơ sở kinh doanh thi công, lắp đặt hệ thống PCCC: máy móc, thiết bị, phương tiện bảo đảm thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

+ Cơ sở kinh doanh sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC: có địa điểm, nhà xưởng, máy móc, thiết bị đảm bảo thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

* Điều kiện riêng:

Ngoài việc đáp ứng điều kiện chung được nêu trên, với mỗi hoạt động dịch vụ cụ thể còn phải đáp ứng các điều kiện riêng như sau:

- Cơ sở kinh doanh về tư vấn lĩnh vực thiết kế, thẩm định, giám sát PCCC:

+ Có tối thiểu 02 cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn phù hợp với lĩnh vực tư vấn, trong đó có tối thiểu 01 người đảm nhận chức danh chủ trì.

- Cơ sở kinh doanh về tư vấn lĩnh vực kiểm tra, thực hiện kiểm định PCCC:

+ Có tối thiểu 02 cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn phụ hợp.

- Cơ sở kinh doanh tư vấn chuyển giao công nghệ, huấn luyện, hướng dẫn nghiệp vụ; Cơ sở kinh doanh sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC:

+ Có tối thiểu một người cử nhân trở lên ngành PCCC/hoặc ngành khác phù hợp và;

+ Người đó phải được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng.

- Cơ sở kinh doanh thi công, lắp đặt hệ thống PCCC:

+ Có tối thiểu 01 chỉ huy trưởng thi công được cấp chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công PCCC.

Lưu ý:

- Văn bằng, chứng chỉ của 01 cá nhân chỉ được sử dụng là căn cứ bảo đảm đủ điều kiện kinh doanh cho 01 cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC.

- Cá nhân là người đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh cho cơ sở phải trực tiếp tham gia vào hoạt động của cơ sở, không được cho thuê, mượn chứng chỉ.

dieu kien kinh doanh dich vu phong chay chua chay 3

Điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC cho tổ chức, yêu cầu cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

Là ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy, kinh doanh dịch vụ bảo vệ cũng là lĩnh vực thu hút đầu tư của nhiều cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, đây cũng là ngành nghề kinh donah có điều kiện. Để được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, cá nhân, tổ chức cần thỏa mãn các điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định tại Điều 7 và Điều 11 Nghị định 96/2016/NĐ-CP. Bạn đọc có thể bấm vào link bài viết để nắm được hồ sơ cần chuẩn bị và tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh đúng Luật.

2.2. Cá nhân hành nghề dịch vụ PCCC.

Yêu cầu bắt buộc đối với cá nhân hành nghề dịch vụ PCCC được quy định tại Điều 42 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Có Chứng chỉ hành nghề về PCCC phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.

- Hoạt động trong cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC.

Như vậy, người làm việc trong cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC bắt buộc phải là người có chuyên môn, trình độ và được thể hiện qua chứng chỉ hành nghề tương ứng quy định tại Điều 43 Nghị định 136 do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2.3. Cá nhân có được kinh doanh dịch vụ PCCC không?

Về nguyên tắc, cá nhân chỉ được phép hành nghề dịch vụ PCCC, tức là làm việc trong các cơ sở kinh doanh PCCC. Điều này đã được nêu ở mục 2.2.

Tuy nhiên, cá nhân có thể kinh doanh dịch vụ PCCC dưới hình thức hộ kinh doanh và cá nhân là người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

3. Chủ thể kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy.

Sự tồn tại của cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC theo quy định tại Khoản 1, Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP bao gồm các loại hình:

- Doanh nghiệp và chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp (Công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân);

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chi nhánh, cơ sở trực thuộc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) được thành lập theo quy định Luật Hợp tác xã 2012.

- Đơn vị sự nghiệp; và

- Hộ kinh doanh (cá nhân hoặc hộ gia đình).

Trong các loại hình này, doanh nghiệp là loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC phổ biến nhất, quy mô lớn nhất và hoạt động hiệu quả nhất.

4. Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC.

4.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu tại Khoản 1, Điều 45 Nghị định 136 như sau:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận (Mẫu PC33, Nghị định 136).

- Văn bằng/chứng chỉ bồi dưỡng của của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật.

- Danh sách cá nhân hành nghề dịch vụ PCCC (kèm theo chứng chỉ và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động).

- Bản sao có chứng thực các văn bản chứng minh điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.

Các giấy tờ được chuẩn bị có thể là bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản chính.

Đây là hồ sơ áp dụng với trường hợp đề nghị cấp Giấy xác nhận lần đầu.

dieu kien kinh doanh dich vu phong chay chua chay 4

Chi tiết hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy

Bên cạnh việc kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy, kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu với các hoạt động thu lợi nhuận cao như xuất nhập khẩu xăng, pha chế, phân phối, bán lẻ xăng dầu cũng là lĩnh vực thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Bạn đọc có thể tìm hiểu quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu để so sánh, cân nhắc, đưa ra phương án kinh doanh tốt nhất, phù hợp với thế mạnh của doanh nghiệp mình.

4.2. Trình tự thực hiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC.

Quy trình cấp Giấy xác nhận được thực hiện trải qua bước:

- Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.

+ Số lượng: 01 bộ.

+ Phương thức: Trực tiếp/ trực tuyến/dịch vụ bưu chính.

- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra, sau đó ghi Phiếu tiếp nhận nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; nếu chưa đầy đủ thì phải hướng dẫn cơ sở hoàn thiện hồ sơ

Sau đó phải thực hiện thông báo kết quả xử lý hồ sơ tương ứng với phương thức nộp hồ sơ.

- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC.

Thời hạn: 07 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ được nêu ở bước 2.

4.3. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC thành lập theo quyết định của cấp bộ, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC trên địa bàn quản lý, trừ cơ sở thuộc thẩm quyền của Cục sẽ do Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh cấp Giấy xác nhận.

Thẩm quyền của cơ quan Công an được ghi nhận tại Khoản 12 Điều 45 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

4.4. Lệ phí cấp giấy xác nhận.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC không cần nộp lệ phí.

Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy cũng là ngành mang lại nguồn lợi nhuận tốt, đồng thời lại có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, các cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy giống như chia sẻ trong bài viết này của Blog Codon.vn có thể thành lập cơ sở hoạt động nghề nghiệp để được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Bài liên quan