Điều kiện kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

Điều kiện kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

Giết mổ gia súc, gia cầm là một trong những khâu quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, vì vậy, pháp luật đặt ra các điều kiện kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và yêu cầu cơ sở phải đáp ứng điều kiện đó mới được hành nghề.

dieu kien kinh doanh co so giet mo gia suc gia cam

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở kinh doanh giết mổ theo Nghị định 123/2018/NĐ-CP

Mục Lục bài viết:
1. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm là gì?
1.1. Cơ sở giết mổ tập trung là gì?
1.2. Thế nào là cơ sở giết mổ nhỏ lẻ?
2. Điều kiện kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm mới nhất.
3. Xử lý đối với cơ sở vi phạm điều kiện kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm.

1. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm là gì?

1.1. Cơ sở giết mổ tập trung là gì?

- Tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT, giải thích cơ sở giết mổ động vật tập trung là:

+ Cơ sở giết mổ nằm trong quy hoạch được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp/đầu tư.

- Chủ thể được phép kinh doanh cơ sở giết mổ tập trung bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân có đăng ký hộ kinh doanh.

Lưu ý: Cơ sở giết mổ tập trung hay lò mổ được hiểu là nơi giết mổ gia súc, mục súc theo một công thức, trình tự nhất định. Thông tin tổng quan về lò mổ, bạn đọc có thể xem thêm trong nội dung bài viết này trên wikipedia.org.

1.2. Thế nào là cơ sở giết mổ nhỏ lẻ?

- So với cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ có số lượng nhiều hơn, khó bị quản lý bởi cơ quan có thẩm quyền, khả năng cạnh tranh và làm ảnh hưởng đến cơ sở giết mổ tập trung cao, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thực tiễn pháp luật hiện hành không được ra bất kỳ giải thích nào về cơ sở giết mổ nhỏ lẻ mà chỉ có yêu cầu cầu vệ sinh thú ý đối với cơ sở giết mổ động vật được quy định tại Luật Thú ý 2015.

- Khái niệm về cơ sở giết mổ nhỏ lẻ được ghi nhận trong quyết định của UBND các tỉnh phù hợp với tiêu chí quản lý của tỉnh đó.

Ví dụ:

Trong Quyết định 15/2021/QĐ-UBND tỉnh Hòa Bình giải thích: "Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ (điểm giết mổ): Là nơi giết mổ được cơ quan có thẩm quyền địa phương quy định, cho phép kinh doanh giết mổ tại những nơi chưa có cơ sở giết mổ tập trung, nhưng phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường theo quy định".

dieu kien kinh doanh co so giet mo gia suc gia cam 2

Giấy phép giết mổ gia súc là gì? Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở kinh doanh giết mổ là gì?

2. Điều kiện kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm mới nhất.

- Trước đây, tại Nghị định 66/2016/NĐ-CP, để được đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, tổ chức, cá nhân phải đáp ứng điều kiện về nhân lực, địa điểm giết mổ và thiết bị, dụng cụ giết mổ, sơ chế, chứa đựng.

- Tuy nhiên, từ ngày 17/9/2018, khi Nghị định 123/2018/NĐ-CP có hiệu lực thì điều kiện về nhân lực và thiết bị, dụng cụ đã bị bãi bỏ.

- Hiện nay, để kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, người kinh doanh phải đáp ứng điều kiện về địa điểm giết mổ được quy định tại Nghị định 123/2018/NĐ-CP như sau:

+ Có khoảng cách an toàn với khu dân cư, trường học, bệnh viên, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước. Theo Quy chuẩn, khoảng cách an toàn ít nhất là 500m.

+ Có khoảng cách an toàn với trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm, các nguồn gây ô nhiễm (bãi rác, nghĩa trang,..). Khoảng cách an toàn theo Quy chuẩn ít nhất 01 km.

+ Hoạt động đáp ứng các yêu cầu vệ sinh thú y được quy định tại Điều 69 Luật Thú y năm 2015.

+ Đáp ứng yêu cầu an toàn dịch bệnh động vật.

+ Đảm bảo an toàn thực phẩm. (Chứng minh thông qua Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm).

dieu kien kinh doanh co so giet mo gia suc gia cam 3

Điều kiện xin cấp giấy phép giết mổ gia súc theo Nghị định 123/2018/NĐ-CP

Tương tự, rượu bia cũng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cá nhân, tổ chức muốn được cấp giấy phép kinh doanh cần đáp ứng được các quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Thông tin về vấn đề này, bạn đọc có thể xem trong nội dung bài chia sẻ điều kiện kinh doanh rượu của Codon.vn.

3. Xử lý đối với cơ sở vi phạm điều kiện kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm.

Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm và xử lý vi phạm liên quan đến điều kiện kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm như sau:

- Vi phạm yêu cầu về vệ sinh thú ý tại cơ sở giết mổ tập trung: Mức phạt thấp nhất là 01 triệu đồng và cao nhất là 05 triệu đồng.

- Giết mổ gia súc, gia cầm tại nơi không được chính quyền cho phép: Phạt tiền từ 06 triệu - 08 triệu.

Thông tin về điều kiện kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đã được Blog Codon.vn chia sẻ. Mặc dù điều kiện về nhân lực không còn được quy định, tuy nhiên điều kiện cấp giấy chứng nhận giết mổ gia súc, gia cầm vẫn đòi hỏi người làm việc phải có sức khỏe, kỹ năng phù hợp và hoàn toàn có thể xem đó là một nghề nghiệp để xây dựng một cơ sở ổn định và phát triển.

Logistic là vấn đề kinh doanh mới, lợi nhuận cao, được nhiều người ưu tiên đầu tư hiện nay. Để được cấp phép kinh doanh, cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 163/2017/NĐ-CP. Chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.

Bài liên quan