Điều kiện kinh doanh bảo hiểm

Điều kiện kinh doanh bảo hiểm

Hiện nay, các loại bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe khác đang được nhiều người quan tâm, sử dụng. Khi nhu cầu ngày càng cao, nhiều doanh nghiệp tìm hiểu về điều kiện kinh doanh bảo hiểm để lấn sân sang lĩnh vực này. Mời bạn đọc cùng Blog Codon.vn tìm hiểu chi tiết nội dung qua bài viết sau.

dieu kien kinh doanh bao hiem

Kinh doanh dịch vụ bảo hiểm cần điều kiện gì? Tìm hiểu quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh bảo hiểm mới nhất

Mục Lục bài viết:
1. Kinh doanh bảo hiểm là gì?
2. Điều kiện kinh doanh bảo hiểm.
2.1. Điều kiện chung để cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.
2.2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.
2.3. Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài.
2.4. Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2.5. Yêu cầu về vốn pháp định.
3. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

* Danh mục từ viết tắt:

- DN: Doanh nghiệp.

- BH: Bảo hiểm.

1. Kinh doanh bảo hiểm là gì?

- Theo khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 thì kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi.

Các DN bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để DN trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

=> Hiểu một cách đơn giản là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm sẽ bán các gói bảo hiểm và nhận tiền từ người mua bảo hiểm. Khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm (như thỏa thuận của 2 bên) thì DN sẽ là người đứng ra trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.

- Theo khoản 3 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 thì có các loại nghiệp vụ bảo hiểm như:

+ Bảo hiểm nhân thọ: Bảo hiểm trọn đời, sinh kỳ, tử kỳ, hỗn hợp, bảo hiểm hưu trí.

+ Bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại, bảo hiểm xe cơ giới,..

+ Bảo hiểm sức khỏe: Bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.

2. Điều kiện kinh doanh bảo hiểm

Điều kiện kinh doanh bảo hiểm được quy định tại Nghị định 73/2016/NĐ-CP và sửa đổi bởi Nghị định 151/2018/NĐ-CP như sau:

2.1. Điều kiện chung để cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm

(1) Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập DN phải đảm bảo:

- Góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;

- Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

- Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm: Vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp.

- Nếu tổ chức tham gia góp vốn là DN bảo hiểm, DN môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán => Phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn.

(2) Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định.

tu_khoa_khong-dau

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm mới nhất

2.2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

a. Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm

Công ty TNHH bảo hiểm được thành lập nếu đáp ứng các điều kiện chung tại mục 2.1, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty phải là tổ chức và các điều kiện sau:

* Với thành viên góp vốn là tổ chức nước ngoài:

- Phải là DN bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam, hoặc;

Là công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của DN bảo hiểm nước ngoài, được ủy quyền để góp vốn thành lập DN bảo hiểm tại Việt Nam.

- Có ít nhất 07 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam.

- Tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

- Không vi phạm nghiêm trọng quy định của nước nơi DN đóng trụ sở chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

* Với thành viên góp vốn là tổ chức Việt Nam:

Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

b. Công ty cổ phần bảo hiểm

Thành lập CTCP bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Điều kiện chung tại mục 2.1.

- Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện tại mục a. Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm; và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty dự kiến được thành lập.

2.3. Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài

Cách hiểu chi nhánh nước ngoài: Đây là đơn vị phụ thuộc của DN bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được thành lập ở Việt Nam. DN bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

Điều kiện:

DN bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Điều kiện với thành viên góp vốn là tổ chức nước ngoài tại mục a. Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm.

- Trụ sở chính của DN: Tại quốc gia mà Việt Nam với quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có thỏa thuận về thành lập chi nhánh DN bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam.

- Đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác với Bộ Tài chính Việt Nam: Ký bởi cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi DN đóng trụ sở chính.

- Có văn bản cam kết chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

- Nguồn vốn thành lập chi nhánh: Hợp pháp, không được sử dụng tiền vay hoặc nguồn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào.

- Có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

2.4. Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

- Tổ chức Việt Nam, cá nhân góp vốn thành lập DN phải đáp ứng điều kiện tại mục 2.1.

- Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập DN thì phải đáp ứng điều kiện:

+ Điều kiện tại mục 2.1.

+ Là DN môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm tại Việt Nam.

+ Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm.

+ Không vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật nước nơi DN có trụ sở chính về hoạt động môi giới bảo hiểm trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

2.5. Yêu cầu về vốn pháp định

- Thành lập DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hay DN môi giới bảo hiểm, một điều kiện cần đáp ứng nữa chính là vốn pháp định được quy định tại Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP như sau:

dieu kien kinh doanh bao hiem 3

- Yêu cầu về vốn pháp định cũng là một trong những nội dung trong điều kiện kinh doanh chứng khoán. Bạn đọc có thể xem thêm để nắm thông tin.

3. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Số lượng hồ sơ: 03 bộ. Trong đó, 01 bộ là bản chính, 02 bộ là bản sao.

Lưu ý với hồ sơ của tổ chức, cá nhân nước ngoài:

+ Mỗi bộ gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh.

+ Các tài liệu có chữ ký, chức danh, con dấu của nước ngoài tại hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Bản sao tiếng Việt và bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt phải được công chứng.

- Thành phần hồ sơ:

Tương với mỗi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ gồm những giấy tờ khác nhau. Bạn đọc vui lòng xem chi tiết những giấy tờ cần chuẩn bị tại đây.

TẢI HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM TẠI ĐÂY

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Bộ Tài chính.

Bước 3: Bộ Tài chính xem xét, ra thông báo.

- Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo đến người nộp nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.

- Chủ đầu tư có thời hạn 06 tháng kể từ ngày ra thông báo để sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện hồ sơ. Nếu quá thời hạn mà không bổ sung thì Bộ Tài chính từ chối xem xét cấp giấy phép.

Bước 4: Cấp giấy phép.

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

- Nếu từ chối cấp giấy phép thì Bộ sẽ có văn bản giải thích rõ lý do.

Điều kiện kinh doanh bảo hiểm hiện nay đã được pháp luật quy định cụ thể. Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động trong lĩnh vực này cần phải nắm rõ các quy định để chuẩn bị hồ sơ, xin giấy phép kinh doanh theo trình tự, thủ tục.

Ngoài kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh dịch vụ lưu trú hiện cũng được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm. Chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú đã được Codon.vn cập nhật và chia sẻ, bạn đọc có thể theo dõi.

Bài liên quan