Đánh bắt cá bằng điện xử phạt như thế nào?

Đánh bắt cá bằng điện xử phạt như thế nào?

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm của mọi cá nhân, tuy nhiên, nhiều người vẫn vô tư đánh bắt cá bằng điện, dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường và với chính người đánh bắt cá. Vậy, đánh bắt cá bằng điện xử phạt như thế nào? Chế tài nào đang được áp dụng đối với hành vi này?

danh bat ca bang dien xu phat nhu the nao

Dùng kích điện để đánh bắt thủy sản có bị xử phạt không? Chi tiết mức xử phạt dùng xung kích điện để đánh, bắt cá

Mục Lục bài viết:
1. Có được đánh bắt cá bằng điện không?
2. Dùng kích điện đánh bắt cá xử phạt ra sao?
3. Tác hại của việc đánh bắt cá bằng điện?
4. Thẩm quyền xử phạt hành vi đánh bắt cá bằng điện.
5. Đánh bắt cá bằng điện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1. Có được đánh bắt cá bằng điện không?

- Đánh bắt cá bằng điện là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản. Nội dung này đã được ghi nhận tại Điều 7 Luật Thủy sản 2017.

→ Như vậy, cá nhân không được đánh bắt cá bằng điện hay nói cách khác đánh bắt cá bằng điện là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt.

Lưu ý: Đánh cá bằng xung điện (hay còn gọi là chích cá, kích cá, xiệt cá) được hiểu là việc dùng xung điện gây giật, sốc hàng loạt ở cá, làm cho cá chết hàng loạt và có thể đánh bắt dễ dàng. Tổng quan thông tin về đánh cá bằng xung điện, phương thức sử dụng và các hậu quả của kích cá đối với con người, môi trường sống đã được chia sẻ trên wikipedia.org, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để xem thêm.

2. Dùng kích điện đánh bắt cá xử phạt ra sao?

Việc dùng kích điện để đánh bắt cá sẽ áp dụng mức phạt khác nhau tùy vào công cụ sử dụng. Theo quy định tại Nghị định 42/2019/NĐ-CP, Điều 28, mức phạt đối với hành vi dùng kích điện như sau:

- (1) Trường hợp dùng công cụ kích điện mà không sử dụng tàu cá:

+ Phạt tiền từ 03 triệu - 05 triệu.

- (2) Trường hợp dùng công cụ kích điện hoặc dùng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá:

+ Nếu tàu cá dài dưới 12 mét: Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng.

+ Nếu tàu cá có chiều dài từ 12 - 15 mét: Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng

+ Nếu tàu cá dài ít từ 15 mét trở lên: Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng.

- (3) Trường hợp dùng dòng điện (điện lưới) chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

+ Phạt tiền: từ 40 - 50 triệu đồng.

- Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng chung là tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện, đối với hành vi có sử dụng tàu cá thì bị tước Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 - 06 tháng.

danh bat ca bang dien xu phat nhu the nao 2

Đánh bắt cá bằng điện xử phạt như thế nào? Mức phạt hành vi dùng điện đánh bắt cá mới nhất

Thực tế, sau những giờ lao động mệt mỏi, nhiuef ngầu giải trí bằng việc hát karoke. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, việc hát karaoke quá giờ, gây ồn ào là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính. Chi tiết quy định pháp luật về thời gian cá nhân, hộ gia đình được phép hát Karoke và mức phạt khi vi phạm đã được Codon.vn chia sẻ trong bài hát Karaoke gây ồn ào bị phạt khi nào, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.

3. Tác hại của việc đánh bắt cá bằng điện?

Tác hại của việc đánh cá bằng điện được biểu hiện thông qua ảnh hưởng của hành vi đối với nguồn lợi thủy sản và người khai thác. Cụ thể:

- Đối với nguồn lợi thủy sản:

+ Khai thác tận diệt dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản do không còn nguồn sản sinh.

+ Gây mất cân bằng môi trường sinh thái, làm cho hệ thống thủy sinh không thể phát triển, dễ gây ô nhiễm môi trường nước.

- Đối với người khai thác:

Hầu hết việc kích điện thường diễn ra ở vùng nông thôn, tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, ruộng đồng,..người khai thác thường sử dụng công cụ kích điện thô sơ, tự chế, dẫn đến dễ rò rỉ nguồn điện, làm tổn hại đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người khai thác.

4. Thẩm quyền xử phạt hành vi đánh bắt cá bằng điện.

Dựa trên quy định về phân định thẩm quyền xử phạt tại Điều 54, Nghị định 42/2019/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt hành vi đánh cá bằng điện được xác định như sau:

- Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Giám đốc công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư xử phạt đối với mọi trường hợp được nêu ở mục 2.

- Chủ tịch UBND cấp xã, Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư Vùng xử phạt đối với trường hợp 1, mức phạt tối đa là 05 triệu đồng.

- Trường Công an cấp huyện, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển được xử phạt đối với trường hợp 1 và trường hợp 2 (nếu tàu cá dài dưới 15 mét).

danh bat ca bang dien xu phat nhu the nao 3

Thẩm quyền sử phạt hành vi sử dụng kích điện đánh bắt cá

5. Đánh bắt cá bằng điện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Người sử dụng dòng điện để khai thác thủy sản hoặc hủy hoại nguồn lợi thủy sản nếu:

+ Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản tính thành tiền từ 100 triệu - dưới 500 triệu đồng hoặc;

+ Thu được từ thủy sản giá trị từ 50 triệu - dưới 200 triệu đồng hoặc;

+ Đã bị xử phạt vi phạm vi phạm hành chính được nêu ở mục 2 hoặc;

+ Đã bị kết án về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

→ Thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản được quy định tại Điều 242 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

- Khung hình phạt cơ bản:

+ Phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng;

+ Phạt cải tạo không giam đến 03 năm;

+ Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Mức hình phạt cao nhất được áp dụng là phạt tù đến 10 năm.

Trên đây, Blog Codon.vn đã chia sẻ cho bạn là đáp án cho câu hỏi: đánh bắt cá bằng điện xử phạt như thế nào? Thực tế, đối với các hành vi đánh bắt cá bằng điện nhỏ lẻ vẫn khó bị phát hiện và xử lý. Điều này càng đòi hỏi cao hơn ý thức của mọi người trong việc chủ động bảo vệ an toàn cho bản thân cũng như bảo vệ nguồn lợi thủy sản chung cho cộng đồng.

Tương tự, Nghị định 98/2020/NĐ-CP và Điều 192 Bộ luật hình sự cũng quy định chi tiết mức phạt sản xuất hàng giả. Cá nhân, tổ chức cần nắm được chi tiết mức xử phạt trong từng trường hợp để đưa ra lựa chọn sản xuất, kinh doanh sản phẩm đúng pháp luật.

Bài liên quan