Đa cấp hiện nay gồm có kinh doanh đa cấp theo quy định của pháp luật và đa cấp biến tướng lừa đảo. Đa cấp là gì? Dấu hiệu đa cấp lừa đảo, vi phạm pháp luật sẽ được nêu trong bài viết dưới đây.
Kinh doanh đa cấp là gì? Cập nhật các dấu hiệu của kinh doanh đa cấp bất chính, lừa đảo
Đa cấp được hiểu là một trong những hình thức kinh doanh, kinh doanh đa cấp được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP sau:
- Là hoạt động kinh doanh mà trong đó có sử dụng mạng lưới người tham gia với số lượng rất đông, được phân chia thành nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau. Thông thường các doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ đưa sản phẩm của mình (hàng hóa) đến trực tiếp với khách hàng (người tiêu dùng) hoặc được các nhà phân phối trực tiếp sử dụng.
- Những người tham gia hoạt động kinh doanh đa cấp sẽ được hưởng:
+ Phần trăm hoa hồng từ kết quả hoạt động kinh doanh của mình: mức phần trăm sẽ do các bên tự thỏa thuận và ký kết vào văn bản/hợp đồng thỏa thuận.
+ Tiền thưởng và những lợi ích khác.
* Lưu ý: Người bán hàng đa cấp là những người tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp chứ họ không phải là người tham gia đầu tư để được hưởng lợi nhuận.
Bán hàng đa cấp bất chính là gì? Tìm hiểu khái niệm đa cấp theo quy định Khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP
Để hiểu rõ hơn về mô hình đa cấp trên thế giới và so sánh với hình thức kinh doanh đa cấp lừa đảo tại Việt Nam, bạn đọc có thể xem thêm nội dung trong bài viết này trên wikipedia.org.
Hiện nay, đa cấp biến tướng, đa cấp lừa đảo vi phạm pháp luật ngày càng tinh vi và gây ra rất nhiều những tác động tiêu cực cho toàn xã hội.
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và người tham gia thực hiện bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP sẽ được coi là dấu hiệu của đa cấp lừa đảo, vi phạm pháp luật. Cụ thể là các hành vi:
- Yêu cầu người khác phải đặt cọc, nộp một khoản tiền nhất định: công ty không được yêu cầu người tham gia phải đóng tiền đặt cọc hoặc bất cứ 1 khoản tiền nào khi tham gia hoạt động kinh doanh đa cấp.
- Yêu cầu người tham gia phải mua một số hàng hóa nhất định.
- Cho người tham gia bán hàng nhận hoa hồng, lợi ích kinh tế khác từ hoạt động giới thiệu (môi giới) người khác cùng tham gia bán hàng đa cấp.
- Không thực hiện chi trả phần trăm hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế chính đáng của người tham gia mà không có lý do.
- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp gian dối các thông tin có liên quan đến tiền lương, thưởng của người tham gia; các thông tin về hàng hóa.
- Không cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày: Theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ công ty đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Nếu trong trường hợp công ty không cam kết về việc cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày thì người tham gia cần xem xét, cân nhắc khi tham gia.
- Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người khác mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp hoặc tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
- Không có giấy phép bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.
Dấu hiệu của đơn vị kinh doanh đa cấp lừa đảo, vi phạm pháp luật
Tương tự, Bộ luật hành chính 2015 và Bộ luật hình sự 2017 cũng quy định chi tiết về hành vi vi phạm và mức phạt chi tiết cho tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Chi tiết vấn đề này đã được Codon.vn chia sẻ trong bài tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị phạt như thế nào? có bị đi tù không?, mời bạn đọc tham khảo để có thêm thông tin.
Doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, sau đó mới tiến hành làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký theo các bước sau:
Bước 1: Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh đa cấp.
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao).
- Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ (CMND/CCCD/hộ chiếu) của những người là thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp.
- 02 bộ tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp gồm: (1) Mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; (2) Kế hoạch trả thưởng; (3) Chương trình đào tạo cơ bản; (4) Quy tắc hoạt động.
- Danh mục hàng hóa kinh doanh theo hình thức đa cấp (01 bản chính).
- Văn bản xác nhận ký quỹ (01 bản chính)
- Tài liệu giải trình kỹ thuật.
- Tài liệu chứng minh: doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Địa điểm nộp: Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ (kèm theo bản điện tử định dạng ".doc" và ".xls) tại Bộ Công Thương.
- Hình thức: trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
- Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Bộ Công Thương kiểm tra, thông báo doanh nghiệp nộp phí thẩm định theo quy định.
- Hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: Bộ Công Thương yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ (thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp đăng ký).
- Thời hạn thẩm định hồ sơ: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phí thẩm định hồ sơ.
Bước 4: Trả kết quả.
- Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
- Bộ Công Thương công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương, thông báo cho ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ và cung cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp kèm theo bản sao các tài liệu quy định bằng cách: (1) gửi qua bưu điện, (2) gửi thư điện tử, (3) thông qua hệ thống thông tin quản lý bán hàng đa cấp của Bộ Công Thương.
- Thời hạn: 10 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận.
Chi tiết hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo Thông tư 156/2016/TT-BTC
- Đối với doanh nghiệp:
Doanh nghiệp yêu cầu người tham gia phải đặt cọc để được ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp thì bị phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng và buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp từ hành vi vi phạm mà có ( Điểm a Khoản 9 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP).
- Đối với người tham gia bán hàng đa cấp:
Người tham gia bán hàng đa cấp yêu cầu người khác phải đặt cọc để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp thì bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (Điểm a Khoản 3 Điều Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP )
Căn cứ tại Điểm d Khoản 3 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, người tham gia dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia thì bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
Thông qua những thông tin mà Blog Codon.vn chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu đa cấp là gì? Dấu hiệu đa cấp lừa đảo, vi phạm pháp luật rồi đúng không. Hãy liên tục cảnh giác, tham khảo các thông tin chính thống của pháp luật để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân mình khi tham gia mua bán, sử dụng hoặc tham gia bán hàng theo phương thức đa cấp bạn nhé!
Không chỉ lừa đảo qua các hành vi, dấu hiệu trên, đa cấp còn biến tướng sang nhiều thủ đoạn lừa đạo qua mạng như phát triển hệ thống kinh doanh đa cấp qua mạngg, các lớp học kinh doanh online tại nhà,... Nếu phát hiện hành vi lừa đảo bởi các cá nhân, tổ chức kinh doanh đa cấp qua mạng, bạn đọc có thể gửi đơn kiện đến cơ quan chức năng để pháp luật vào cuộc xử lý kẻ vi phạm. Về mức phạt đối với hành vi của kẻ lừa đảo dạng này, bạn đọc có thể xem thêm trong bài Lừa đảo qua mạng bị xử lý thế nào để có thêm thông tin.