Trong thực tế, việc đang tham gia giao thông nhưng xe hư hỏng, chết máy, hết xăng,..., cần được kéo, đẩy bằng một phương tiện khác về tiệm xăng, nơi sửa chữa chuyên nghiệp là việc diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, kéo, đẩy xe cũng là hành vi vi phạm Luật giao thông và người điều khiển phương tiện có thể xử phạt. Nghị Định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt lỗi kéo, đẩy xe khác trên đường như sau.
Quy định về mức phạt hành vi bám, kéo, đẩy xe khác theo Nghị định 100
Đối với người điều khiển ô tô, hành vi kéo, đẩy xe khác trái luật sẽ bị áp dụng một trong 02 mức xử phạt sau:
* Mức 1: Phạt tiền từ 300 nghìn - 400 nghìn đồng.
Tước giấy phép lái xe (GPLX) từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
- Hành vi áp dụng: Không gắn biển báo hiệu phía trước xe kéo và phía sau xe được kéo:
- Căn cứ pháp lý: Điều 5, Khoản 1 và Khoản 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điểm i, Khoản 34 Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
* Mức 2: Phạt tiền từ 800 nghìn - 01 triệu đồng.
Tước GPLX từ 01 - 03 tháng.
- Hành vi áp dụng:
+ Chở người trên xe được kéo (không tính người điều khiển).
+ Điều khiển xe ô tô kéo theo, đẩy theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp đúng quy định được phân tích rõ hơn tại mục 4).
+ Không kết nối chắc chắn, an toàn giữa 02 xe.
- Căn cứ pháp lý: Điều 5, Khoản 3 và Khoản 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Mức xử phạt này cũng áp dụng đối với hành vi điều khiển ô tô, xe tải chở hàng cồng kềnh. Bạn đọc có thể xem chi tiết tại bài viết "Mức phạt lỗi chở hàng cồng kềnh năm 2022" để có thêm thông tin về vấn đề này.
Mức xử phạt đối với người điều khiển xe máy kéo hoặc đẩy xe khác được áp dụng theo quy định tại Điều k, Khoản 3, Nghị định 100, với mức phạt:
- Từ 400 nghìn - 600 nghìn đồng.
Trường hợp thực hiện hành vi kéo, đẩy xe khác mà gây ra tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX trong thời gian từ 02 - 04 tháng.
Đi xe máy kéo hoặc đẩy xe khác bị phạt bao nhiêu? Quy định về xe kéo nhau 2022
Dựa trên quy định tại Nghị định 100 thì người đi xe đạp kéo theo xe khác, vật khác có bị xử phạt.
Mức xử phạt được quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100 là: Từ 100 nghìn - 200 nghìn đồng.
Như đã phân tích ở trên, mức xử phạt vi phạm kéo, đẩy xe khác khi tham gia giao thông được áp dụng cho hầu hết các loại xe, phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Để có thể hiểu, nắm được tổng quan các loại xe đang được lưu thông trên các tuyến đường bộ của Việt Nam, bạn đọc có thể bấm tìm đọc thông tin trên wikipedia.org thông qua nội dung bài viết này.
- Sử dụng xe máy để đẩy xe khác là hành vi không được thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008.
- Quy định tại Điều 29 Luật giao thông đường bộ cũng chỉ quy định về xe kéo xe (áp dụng với xe ô tô, xe kéo rơ mooc) mà không có cho phép về việc đẩy xe khác.
→ Vì vậy, sử dụng phương tiện để đẩy xe khác trong mọi trường hợp đều bị xem là hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ.
- Xe ô tô kéo xe khác chỉ được xem là đúng quy định khi: kéo theo 01 xe ô tô khác hoặc 01 xe máy chuyên dùng khác mà xe được kéo không tự chạy được, đồng thời phải đảm bảo:
+ Xe được kéo có người điều khiển, hệ thống lái còn sử dụng được.
+ Kết nối xe kéo bảo đảm chắc chắn, an toàn, nối bằng thanh nối cứng nếu hệ thống hãm của xe được kéo không còn sử dụng được nữa.
+ Cả hai xe phải có biển báo hiệu. Vị trí: phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo.
Lưu ý: Xe ô tô không được kéo theo xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô trong bất kỳ trường hợp nào và không được chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển.
Mức phạt lỗi kéo, đẩy xe khác trên đường? Tìm hiểu quy định về xe kéo nhau, đẩy nhau trên đường
Theo quy định, khi gặp đèn đỏ, người điều khiển phương tiện cần dừng xe trước vạch dừng xe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, người điều khiển phương tiện có thể vượt đèn đỏ mà không bị phạt. Chi tiết các trường hợp này, bạn đọc có thể tìm hiểu trong bài vượt đèn đỏ không bị phạt khi nào của Codon.vn.
Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác mà trái với quy định được nêu ở mục 4 thì người điều khiển xe ô tô sẽ bị tước bằng lái trong thời gian từ 01 - 03 tháng.
Đây là nội dung được quy định tại Điểm b, Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Mức phạt lỗi kéo, đẩy xe khác trên đường đã được Blog Codon.vn chia sẻ. Dễ thấy, việc kéo, đẩy xe khác trên đường tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn giao thông nghiêm trọng, kể các việc kéo xe theo đúng quy định pháp luật. Do vậy, khi xảy ra tình huống bất ngờ dẫn đến xe không tự chạy được, thì người điều khiển nên chủ động gọi cứu hộ giao thông.