Hiện nay, pháp luật đã có quy định cụ thể về chế độ giáo viên dạy học sinh khuyết tật. Những chính sách, chế độ đặc biệt sẽ là nguồn động lực để các giáo viên có thể cố gắng giảng dạy, giáo dục học sinh khuyết tật, giúp các em được hòa nhập với mọi người xung quanh.
Giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng chế độ gì? Tìm hiểu chế độ dành cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật
Tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp ưu đãi:
- TH1: Giáo viên là nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật/lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
- TH2: Giáo viên là nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục tại các lớp học riêng dành cho người khuyết tật.
- TH3: Giáo viên là nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (tại các lớp hòa nhập cho người khuyết tật).
- TH4: Giáo viên là nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (tại các lớp hòa nhập cho người khuyết tật).
Trong đó: Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.
Đối với những giáo viên dạy học sinh khuyết tật, ngoài những chế độ cơ bản như chế độ thai sản, phụ cấp thâm niên,... thì còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi. Cụ thể:
* Đối với giáo viên thuộc TH1, TH3
- Công thức tính:
Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở.
Trong đó:
- Mức phụ cấp trách nhiệm đối giáo viên thuộc TH1 là: 0,3.
- Mức phụ cấp trách nhiệm đối với giáo viên thuộc TH3 là: 0,2.
Chế độ dạy học sinh khuyết tật của giáo viên, tìm hiểu . Tìm hiểu công thức, cách tính chế độ dạy học sinh khuyết tật
Ví dụ 1: Nhà giáo Đinh Văn Phúc là Trưởng khoa trong trường chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật.
=> Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng là 0,3; được biết mức lương cơ sở 1.490.000 đồng.
Tiền phụ cấp trách nhiệm giảng dạy người khuyết tật mà nhà giáo Đinh Văn Phúc được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,3 x 1.490.000 đồng = 447.000 đồng.
Ngoài ra, đối với giáo viên nói chung thì sẽ được nhận tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng, về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo tại bài viết cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng với giáo viên.
* Đối với giáo viên thuộc TH2 và TH4
- Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở) / (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng.
Trong đó:
- Mức phụ cấp trách nhiệm đối với giáo viên thuộc TH2 là: 0,3.
- Mức phụ cấp trách nhiệm đối với giáo viên thuộc TH4 là: 0,2.
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn Hưng là nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp học hòa nhập dành riêng cho người khuyết tật.
=> Mức phụ trách nhiệm công việc được hưởng là 0,2; được biết mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 360 giờ; số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng là 25 giờ/tháng. Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc mà nhà giáo Nguyễn Văn Hưng được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (0,2 x 1.300.000 đồng) / (360 giờ / 12 tháng) x 25 giờ = 216.667 đồng.
* Đối với giáo viên TH1, TH3:
- Công thức tính:
Phụ cấp ưu đãi = [Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.
Trong đó:
- Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng đối với giáo viên thuộc TH1 là: 70%.
- Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng đối với giáo viên thuộc TH3 là:
+ Lớp hòa nhập có từ 5% - 10% là người khuyết tật => Mức phụ cấp = 35%.
+ Lớp hòa nhập có từ 10% - 20% là người khuyết tật => Mức phụ cấp = 40%.
+ Lớp hòa nhập có từ 20% - 30% là người khuyết tật => Mức phụ cấp = 45%.
+ Lớp hòa nhập có từ 30% - 40% là người khuyết tật => Mức phụ cấp = 50%.
+ Lớp hòa nhập có từ 40% - 50% là người khuyết tật => Mức phụ cấp = 55%.
+ Lớp hòa nhập có từ 50% - 60% là người khuyết tật => Mức phụ cấp = 60%.
+ Lớp hòa nhập có từ 60% - 70% là người khuyết tật => Mức phụ cấp = 65%.
Ví dụ : Trường hợp nhà giáo Đinh Văn Phúc ở ví dụ 1 được hưởng phụ cấp ưu đãi là 70%, có hệ số lương hiện hưởng là 3,66, hệ số phụ cấp hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45.
=> Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo C được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp ưu đãi = (3,66 + 0,45) x 1.490.000 đồng x 70% = 4.286.730 đồng.
* Đối với giáo viên thuộc TH2, TH4:
- Công thức tính:
Tiền phụ cấp ưu đãi = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.
Trong đó:
- Mức hưởng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên thuộc TH2 là: 40%.
- Mức hưởng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên thuộc TH4 được tính theo các mức sau:
+ Lớp hòa nhập có từ 5% - 10% là người khuyết tật => Mức phụ cấp = 5%.
+ Lớp hòa nhập có từ 10% - 20% là người khuyết tật => Mức phụ cấp = 10%.
+ Lớp hòa nhập có từ 20% - 30% là người khuyết tật => Mức phụ cấp = 15%.
+ Lớp hòa nhập có từ 30% - 40% là người khuyết tật => Mức phụ cấp = 20%.
+ Lớp hòa nhập có từ 40% - 50% là người khuyết tật => Mức phụ cấp = 25%.
+ Lớp hòa nhập có từ 50% - 60% là người khuyết tật => Mức phụ cấp = 30%.
+ Lớp hòa nhập có từ 60% - 70% là người khuyết tật => Mức phụ cấp = 35%.
Ví dụ: Trường hợp bà Nguyễn Thị Thúy là nhà giáo không chuyên trách giảng dạy cho người khuyết tật trong lớp hòa nhập có 45% là người khuyết tật => mức phụ cấp ưu đãi là 25%; được biết hệ số lương hiện hưởng là 3,66, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng; định mức giờ giảng là 400 giờ/năm; số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng là 30 giờ/tháng.
=> Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo Nguyễn Thị Thúy nhận được hàng tháng = [(3,66 x 1.490.000 đồng] / (400 giờ/12 tháng) x 30 giờ x 25% = 1.228.243 đồng.
Như vậy Blog Codon.vn đã chia sẻ với bạn đọc về chế độ giáo viên dạy học sinh khuyết tật năm 2022 gồm có phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp ưu đãi. Những chính sách này như một khoản bù đắp, hỗ trợ giáo viên khắc phục khó khăn khi giảng dạy các em học sinh khuyết tật. Tùy thuộc vào từng trường hợp, môi trường giảng dạy khác nhau thì giáo viên sẽ nhận được những chế độ khác nhau.
Không chỉ giáo viên dạy học sinh khuyết tật, giáo viên làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn cũng có những chế độ riêng. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết chế độ giáo viên vùng đặc biệt khó khăn để có thêm thông tin.