Hiện nay có nhiều người quan tâm đến cách viết mẫu đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH sao cho chính xác. Mẫu đơn cần đảm bảo có đầy đủ các thông tin cơ bản, được viết rõ ràng, cụ thể. Hướng dẫn chi tiết được nêu tại bài viết sau đây của chuyên mục Biểu mẫu của Codon. vn
Cách viết mẫu đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đơn giản, chính xác nhất
* Danh mục từ viết tắt:
- BHXH: Bảo hiểm xã hội.
Mẫu đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH mới nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH sẽ do chính người tham gia BHXH lập.
(1) Những nội dung cần phải đảm bảo
- Thông tin cơ quan BHXH tiếp nhận, giải quyết cấp lại sổ.
- Thông tin của người tham gia BHXH bị mất sổ.
- Thông tin sổ BHXH cần cấp lại.
- Lý do cấp lại sổ BHXH hoặc trang sổ tờ rời.
- Chữ ký của người đề nghị cấp lại sổ.
(2) Cách viết chi tiết
- Cơ quan BHXH: Ghi cụ thể tên cơ quan BHXH mà NLĐ đang đóng BHXH.
Ví dụ: Chị An làm việc tại công ty cổ phần xây dựng Mạnh An, cơ quan quản lý BHXH là BHXH quận Nam Từ Liêm. Chị bị mất sổ BHXH và xin cấp lại thì tại phần "Kính gửi" ghi "Kính gửi: Bảo hiểm xã hội quận Nam Từ Liêm".
- Thông tin của người tham gia BHXH bị mất sổ: Ghi cụ thể, chính xác các thông tin sau căn cứ vào thông tin trong giấy tờ tùy thân:
+ Họ và tên;
+ Giới tính;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Nguyên quán;
+ Nơi cư trú: Ghi thông tin địa chỉ thường trú hoặc tạm trú đều được;
+ Thông tin CMND hoặc căn cước công dân, nơi cấp, ngày cấp;
+ Thông tin nơi làm việc đối với người tham gia BHXH bắt buộc; hoặc thông tin nơi tham gia BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện.
- Thông tin sổ BHXH:
+ Ghi thông tin số sổ BHXH;
+ Nơi cấp sổ BHXH lần đầu: Ghi rõ BHXH tỉnh hoặc huyện đã cấp.
Trong trường hợp quên mất số sổ bảo hiểm xã hội của mình, bạn đọc có thể tham khảo bài viết không nhớ số bảo hiểm xã hội cần làm gì để lấy lại để biết được thông tin sổ BHXH.
- Lý do cấp lại sổ BHXH hoặc trang sổ tờ rời: Ghi cụ thể các lý do như: Do mất; hư hỏng; do sai thông tin giới tính, quốc tịch; do gộp sổ BHXH;...
- Cuối cùng, người làm đơn ghi thời gian làm đơn, ký vào ghi rõ họ tên vào cuối đơn.
(3) Lưu ý khi viết đơn xin cấp lại sổ BHXH
- Thông tin ngắn gọn, rõ ràng nhưng phải chính xác;
- Không sửa chữa, gạch bỏ.
Cách điền tờ khai xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mẫu số TK1-TS
Căn cứ quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH và Quyết định 505/QĐ-BHXH thì trong những trường hợp sau, người tham gia BHXH được cấp lại sổ BHXH:
- Mất sổ BHXH.
- Sổ BHXH bị hư hỏng không thể sử dụng (như bị rách, mờ nhòe thông tin,...).
- Gộp sổ BHXH.
- Thông tin của người có tên trên sổ BHXH bị thay đổi: Họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch.
Người lao động cần khi thuộc những trường hợp này phải xin cấp lại sổ để được ghi nhận thời gian đóng BHXH của mình, là cơ sở sau này hưởng các chế độ. Đồng thời, cách tính BHXH cũng là vấn đề mà người lao động phải nắm rõ để đảm bảo quyền lợi của mình.
Hiện nay, người tham gia BHXH có thể xin cấp lại sổ BHXH online qua mạng thông qua ứng dụng VssID hoặc cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội.
Với trường hợp sổ BHXH bị rách bìa, bạn đọc xem chi tiết hướng dẫn cấp lại sổ BHXH online tại bài viết Thủ tục xin cấp lại sổ BHXH bị rách bìa.
Theo khoản 2 Điều 29 Quyết định 595 thì thời hạn cấp lại sổ BHXH tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trong trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH thì thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Như vậy, cách viết mẫu đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH cũng khá đơn giản, người viết đơn cần cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác để được cấp lại sổ. Sổ bảo hiểm xã hội là cơ sở để xác nhận thời gian đóng BHXH, là giấy tờ không thể thiếu khi làm các thủ tục như nhận BHXH một lần, nhận lương hưu,... Bạn đọc có thể tham khảo thủ tục cấp lại sổ BHXH qua bài viết thủ tục xin cấp lại sổ BHXH bị rách bìa