Là một ứng viên, bạn cần chuẩn bị trước để có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào của nhà tuyển dụng. Làm thế nào để đưa ra câu trả lời hợp lý thuyết phục được nhà tuyển dụng khi gặp câu hỏi phỏng vấn về định hướng nghề nghiệp? Hãy cùng Blog Codon.vn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi phỏng vấn "Định hướng nghề nghiệp, Dự định trong tương lai của bạn là gì?" trong bài viết dưới đây.
Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn định hướng nghề nghiệp vị trí tư vấn viên, kế toán, marketing, nhân sự,...
Đây là một câu hỏi mà các nhà tuyển dụng yêu thích và sử dụng thường xuyên trong các buổi phỏng vấn. Vì thế bạn cần chuẩn bị trước để có thể đưa ra câu trả lời nhanh chóng, ngắn gọn và dứt khoát. Nhưng hãy nhớ rằng đừng bao giờ trả lời "Trong 5 năm tới, tôi hy vọng được tiếp tục làm công việc này".
Để giúp bản thân tìm ra câu trả lời phù hợp, hãy thử ghi lại các dự định bạn nghĩ mình sẽ thực hiện được trong 5 năm. Nếu như bạn không thể nghĩ ra các mục tiêu lớn, hãy đơn giản chỉ ghi lại các công việc bạn sẽ làm mỗi ngày.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn mục tiêu nghề nghiệp hay, logic
Phỏng vấn là một cuộc đối thoại có chủ đích, nơi mà nhà tuyển dụng đặt ra các câu hỏi để đánh giá, phân loại và chọn lọc ra những ứng viên phù hợp với vị trí đang tuyển dụng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm phỏng vấn, các loại hình phỏng vấn phổ biến, các bạn có thể tham khảo thông tin về phỏng vấn trên wikipedia.org qua nội dung bài viết này.
Khi hỏi "Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?", nhà tuyển dụng thực chất không quan tâm lắm đến tương lai của bạn. Họ chỉ muốn biết hiện tại liệu bạn có rthực sự xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình và có muốn gắn bó với công ty hay không?
Vì lý do này, câu trả lời mục tiêu nghề nghiệp khi phỏng vấn khôn khéo nên gồm có hai phần. Phần một hãy nhấn mạnh định hướng của bạn, phần hai hãy giải thích lý do. Ví dụ như "Trong 5 năm tới, tôi muốn ... vì công việc này giúp tôi xây dựng các kỹ năng quan trọng làm nền tảng cho sự thành công trong sự nghiệp".
Nếu như bạn chưa tìm được cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, bạn có thể đi theo định hướng mà công ty đã vạch sẵn. Trên các trang web của công ty thường có mô tả công việc và các vị trí mà bạn có thể chuyển tiếp lên khi đăng tin tuyển dụng. Bạn cũng có thể tra cứu thông tin trên các trang mạng về công việc và công ty của mình. Hãy ghi chú lại nếu cần. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành một y tá, bạn nên xin vào vị trí nhân viên hỗ trợ y tế thay vì vị trí lễ tân tại một phòng khám tư.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dành thời gian nghiên cứu các công việc bạn yêu thích và muốn theo đuổi. Hãy xem xét các yêu cầu, bằng cấp hay chứng chỉ mà vị trí đó yêu cầu và cố gắng để đạt được chúng.
Đi theo định hướng phát triển của công ty, cách trả lời về mục tiêu nghề nghiệp khi phỏng vấn khéo léo, hiệu quả
Có thể câu hỏi phỏng vấn về định hướng nghề nghiệp này khiến cho bạn phải suy nghĩ nhiều về tương lai. Bạn có thể sẽ cảm thấy mơ hồ, phiền não khi chưa xác định được gì. Nhưng cho dù bạn 20, 30 hay thậm chí 40 tuổi, đừng lảng tránh vấn đề mà hãy tìm cách giải quyết chúng.
Nếu bạn thực sự chỉ muốn một công việc để trang trải cho cuộc sống và chưa suy nghĩ nhiều về sự nghiệp lâu dài, bạn có thể trả lời một cách khái quát. Trước tiên hãy nêu những điều bạn hứng thú ở công việc này và sau đó đưa ra kế hoạch chung. Ví dụ như "Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí này bởi nó có cơ hội phát triển cao. Tôi hy vọng rằng trong 5 năm nữa, tôi sẽ có đủ kiến thức chuyên môn để giúp công ty phát triển".
Bạn có thể là người đặc biệt tham vọng và kế hoạch của bạn là tiến càng xa trong công ty càng tốt. Tuy nhiên, bạn không nên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng câu trả lời "Tôi sẽ thay thế vị trí CEO trong 5 năm nữa". Nếu mục tiêu của bạn quá xa rời thực tế, các nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao bạn. Hãy cân nhắc về các chức vụ cao hơn vị trí bạn đang ứng tuyển nhưng đừng đi quá xa. Bạn phải biết được năng lực của mình ở mức độ nào.
Bạn cũng có thể đề cập đến các kinh nghiệm của mình trước khi đưa ra mục tiêu trong 5 năm tới. Ví dụ: "Khi học đại học, tôi có làm nhân viên phục vụ trong nhà hàng. Sau một năm, tôi được thăng chức lên vị trí quản lý nhà hàng và rồi phụ trách cả công việc của thư ký giám đốc. Tôi hy vọng rằng sau 5 năm nữa, tôi sẽ lại có thể thăng tiến lên hai vị trí này ở công ty của bạn bằng cách thể hiện khả năng học hỏi nhanh chóng và giành được sự tin tưởng của người khác. "
Đưa ra câu trả lời thực tế, cách trả lời câu hỏi định hướng nghề nghiệp khi phỏng vấn hay
Mỗi khi có nhân viên xin nghỉ việc, các công ty lại phải tốn thời gian cũng như nhân lực để tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Đó là lý do tại sao ngày nay khi tỷ lệ thay đổi công việc của nhân viên ngày càng tăng cao, các nhà tuyển dụng càng thắt chặt quá trình tuyển dụng để phân biệt được ứng viên nào sẽ gắn bó lâu dài với công ty. Trên thực tế, có một số công ty sẽ không phỏng vấn những ứng viên từng đổi việc quá nhiều lần cho dù trình độ của họ như thế nào.
Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ làm việc lâu dài trong công ty và sẽ cố gắng hết mình vì công việc.
Mọi câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra cho bạn đều có mục đích rõ ràng và để đưa ra được những câu trả lời hợp lý, hãy dành thời gian chuẩn bị và nghiên cứu trước các câu hỏi có thể gặp phải. Hy vọng với những thông tin về cách trả lời câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp, dự định trong tương lai của bạn là gì ở trên, các bạn có thể khéo léo trả lời câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng và trúng tuyển vào vị trí việc làm mà mình yêu thích.
Bên cạnh việc chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn, để tham gia phỏng vấn thành công và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần chuẩn bị tốt phần giới thiệu bản thân. Sau đây là tất cả các cách giới thiệu bản thân hay nhất mà bạn có thể sử dụng để tham gia phỏng vấn với tâm thế tự tin và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần chuẩn
Cùng với việc đánh giá sự phù hợp của ứng viên với các câu hỏi về định hướng nghề nghiệp ở tương lai, một số nhà tuyển dụng còn đặt câu hỏi "tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ" để đánh giá mức độ trung thực cũng như sự nghiêm túc, gắn bó của bạn trong công việc. Để có thể khéo léo trả lời câu hỏi phỏng vấn này, bạn cần đọc, phân tích và khéo léo đưa ra câu trả lời thuyết phục nhất cho mình. Một vài cách trả lời câu hỏi tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ dưới đây chính là tài liệu tham khảo tuyệt vời cho bạn.