Biện pháp bảo đảm là gì? Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Biện pháp bảo đảm là gì? Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Khi thiết lập các hợp đồng, giao dịch dân sự, các bên đều phải có các quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhau. Để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đối ứng một cách triệt để, pháp luật dân sự hiện hành quy định về biện pháp bảo đảm là gì? Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như sau.

bien phap bao dam la gi cac bien phap bao dam thuc hien nghia vu dan su

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì? Chi tiết các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015

Mục Lục bài viết:
1. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là gì?
2. 09 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự.
2.1. Các biện pháp bảo đảm.
2.2. Giao dịch nào cần đăng ký bảo đảm?
3. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
4. Biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nào được thực hiện bởi tổ chức chính trị - xã hội.

1. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là gì?

- Biện pháp bảo đảm không được giải thích trong các văn bản pháp luật hiện hành từ Bộ luật dân sự 2015 đến các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết về biện pháp bảo đảm.

- Khái niệm về biện pháp bảo đảm chỉ được nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp lý và được thể hiện trong một số tài liệu, giáo trình giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về Luật.

- Có thể hiểu, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp được pháp luật quy định để sử dụng với mục đích bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ chính và phòng ngừa, ngăn chặn hoặc góp phần khắc phục những hậu quả từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ.

- Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là đối tượng của giao dịch bảo đảm. Các biện pháp bảo đảm chỉ xuất hiện khi có hợp đồng, giao dịch chính, mà không phát sinh một cách độc lập.

bien phap bao dam la gi cac bien phap bao dam thuc hien nghia vu dan su 2

Biện pháp bảo đảm là gì? Quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Lưu ý: Hiện nay, chức năng tham mưu nhà nước, xây dựng quy trình, tổ chức thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc thẩm quyền của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Việt Nam). Nếu muốn tìm hiểu quyền hạn, vai trò, cơ cấu tổ chức của cơ quan này, bạn đọc có thể tìm hiểu thông tin chi tiết trên wikipedia.org thông qua bài viết này.

2. 09 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự.

2.1. Các biện pháp bảo đảm.

Tại Điều 292, Bộ luật dân sự 2015 liệt kê 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như sau:

- Cầm cố tài sản.

+ Là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố. Bên cầm cố là bên có nghĩa vụ trong quan hệ chính.

+ Ví dụ: Chị Anh vay Chị Lan 50 triệu đồng. Để đảm bảo cho khoản vay, hai bên thỏa thuận chị Anh phải cầm cố chiếc máy tính Macbook của mình.

- Thế chấp tài sản.

+ Là việc bên thế chấp không giao tài sản cho bên nhận thế chấp nhưng phải giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản thế chấp. Bên thế chấp là bên có nghĩa vụ trong quan hệ chính.

+ Ví dụ: Anh Cường vay anh Tiến 1 tỷ đồng. Để đảm bảo cho khoản vay, hai người thỏa thuận và thống nhất Anh Cường phải thế chấp quyền sử dụng đất (chỉ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

- Đặt cọc.

+ Là biện pháp trong đó bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một tài sản trong một thời hạn nhất định để đảm bảo sẽ giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

+ Ví dụ: Chị Hương bán cho anh Tiến căn nhà liền kề trị giá 5 tỷ, cả hai thỏa thuận là anh Tiến phải đặt cọc trước để đảm bảo cho việc chắc chắn sẽ mua căn nhà là 2 tỷ đồng (đặt cọc với mục đích đảm bảo sẽ giao kết hợp đồng).

- Ký cược:

+ Là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho một một loại tài sản trong một thời hạn để đảm bảo cho việc trả lại tài sản thuê.

+ Ví dụ: Anh Linh đi du lịch Hạ Long và thực hiện việc thuê xe máy tại nhà bà Lan, để đảm bảo cho việc anh Linh sẽ trả lại tài sản là chiếc xe máy, hai bên thỏa thuận và thống nhất anh Linh sẽ ký cược một khoản tiền là 01 triệu đồng.

- Ký quỹ:

+ Là biện pháp mà ở đó một bên có nghĩa vụ gửi một loại tài sản cụ thể vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng.

+ Ví dụ: Chị Xuân và anh Hùng giao kết hợp đồng mua bán nhà đất, để đảm bảo cho hợp đồng được thiết lập, cả hai cùng tiền vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng Techcombank và thỏa thuận nếu ai thực hiện đúng nghĩa vụ thì tài sản ký quỹ sẽ được xử lý theo luật định.

bien phap bao dam la gi cac bien phap bao dam thuc hien nghia vu dan su 3

Ví dụ về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

- Bảo lưu quyền sở hữu.

+ Là biện pháp được sử dụng bởi bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản để đảm bảo bên mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ.

+ Ví dụ: Anh Tiến mua xe trả góp tại cửa hàng xe máy Honda. Giá trị chiếc xe là 45 triệu, trả trước 20 triệu và 25 triệu còn lại được trả trong vòng 12 tháng, cửa hàng xe máy Honda có quyền bảo lưu quyền sở hữu của anh Tiến trong thời hạn 12 tháng đó (tức là cho đến khi anh Tiến thanh toán đủ số tiền).

- Bảo lãnh:

+ Là biện pháp bảo đảm đặc biệt bởi có sự xuất hiện của người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên nhận bảo lãnh (là bên có quyền trong quan hệ chính) về việc sẽ thực hiện thay nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh (là bên có nghĩa vụ trong quan hệ chính), nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh.

+ Ví dụ: Chị Ánh vay ông Tuấn số tiền 100 triệu đồng. Nhưng Chị Na lại là người bảo lãnh cho Chị Ánh về việc nếu đến ngày 30/6/2022 mà chị Ánh không trả tiền thì Chị Na sẽ là người trả.

- Tín chấp:

+ Là biện pháp bảo đảm đặc biệt chỉ được thực hiện bởi tổ chức chính trị xã hội. Và chỉ áp dụng khi bảo đảm nghĩa vụ cho cá nhân, hộ gia đình nghèo trả tiền vay.

+ Ví dụ: Chị Thương là cá nhân thuộc diện hộ nghèo tại xã X, Chị Hương được Hội liên hiệp phụ nữ xã thực hiện thủ tục vay tín chấp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để hỗ trợ sản xuất.

- Cầm giữ tài sản.

+ Là biện pháp đặc biệt được áp dụng đối với hợp đồng song vụ (cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ), trong đó bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

+ Ví dụ điển hình nhất về việc cầm giữ tài sản là: Hợp đồng sửa chữa, gia công, trong đó, bên sửa chữa, gia công đã hoàn thành trách nhiệm của mình, nhưng bên khách hàng lại không thực hiện nghĩa vụ thành toán, khi đó bên sửa chữa, gia công có quyền chiếm hữu các tài sản đó.

Lưu ý:

- Cách giải thích về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trên đây đều được tham khảo và xây dựng dựa trên quy định tại Mục 3, Chương XV Bộ luật dân sự.

- Trong các biện pháp nêu trên, cầm cố, thế chấp là hai biện pháp bảo đảm điển hình nhất, được sử dụng phổ biến nhất, hiệu quả triệt để nhất.

- Trường hợp cá nhân, tổ chức đã ký thỏa thuận và đồng ý với các biện pháp bảo đảm trong hợp đồng nhưng cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành. Chi tiết mức phạt cho từng loại vi phạm, bạn đọc có thể tìm đọc trong bài chia sẻ mức phạt vi phạm hợp đồng của Codon.vn.

2.2. Giao dịch nào cần đăng ký bảo đảm?

Đăng ký biện pháp bảo đảm được chia ra 02 trường hợp, trường hợp đăng ký bắt buộc và trường hợp đăng ký khi có yêu cầu theo quy định tại Điều 4, Nghị định 102/2017/NĐ-CP.

Thông tin chi tiết, mời bạn đọc xem thêm trong nội dung bài viết "Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì? Thủ tục đăng ký" của Codon.vn.

bien phap bao dam la gi cac bien phap bao dam thuc hien nghia vu dan su 4

Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm? Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

3. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Đối tượng của các biện pháp bảo đảm cũng được xây dựng khái quát dựa trên quy định pháp luật và khoa học pháp lý, trong đó bao gồm:

+ Tài sản (chủ yếu là tiền, vật, các giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá). Đối tượng chủ yếu của biện pháp cầm cố, ký quỹ, ký cược,..

+ Công việc phải thực hiện, là đối tượng của bảo lãnh.

+ Uy tín là đối tượng của biện pháp bảo đảm tín chấp.

4. Biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nào được thực hiện bởi tổ chức chính trị - xã hội.

- Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, biện pháp bảo đảm được thực hiện bởi tổ chức chính trị - xã hội là biện pháp tín chấp tại Điều 344. Xem chi tiết tại mục 2.

- Đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong chính sách hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo của nhà nước đối với các cá nhân, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Trên đây, Blog Codon.vn đã chia sẻ cho bạn đọc những thông tin để trả lời cho câu hỏi biện pháp bảo đảm là gì? Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Có thể thấy, các biện pháp bảo đảm đã và đang phát huy được rất tốt vai trò, ý nghĩa của nó. Điều quan trọng là các cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tham gia các giao dịch dân sự phải chủ động trong việc lựa chọn biện pháp nào là thích hợp đối với từng giao dịch cụ thể để phát huy tối đa được tính chất của biện pháp đó.

Bài liên quan