Bí mật kinh doanh là gì? Bí mật kinh doanh có được đăng ký bảo hộ không?

Bí mật kinh doanh là gì? Bí mật kinh doanh có được đăng ký bảo hộ không?

Có thể thấy một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong kinh doanh đó chính là bí mật kinh doanh. Bí mật kinh doanh cũng xuất phát từ trí tuệ, tài chính, đầu tư....Do đó, trên thực tế có rất nhiều cá nhân, tổ chức vẫn đang loay hoay trong việc giải quyết vấn đề: Bí mật kinh doanh là gì? Bí mật kinh doanh có được đăng ký bảo hộ không?. Cùng chuyên mục Blog tìm hiểu về nội dung này qua bài viết dưới đây.

bi mat kinh doanh la gi bi mat kinh doanh co duoc dang ky bao ho khong

Bí mật kinh doanh gồm những gì? Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật

Mục Lục bài viết:
1. Bí mật kinh doanh là gì?
2. Bí mật kinh doanh có được đăng ký bảo hộ không?
3. Đối tượng không được bảo hộ bí mật kinh doanh.

1. Bí mật kinh doanh là gì?

- Căn cứ Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: "Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh"

=> Như vậy có thể hiểu bí mật kinh doanh là bất kỳ những thông nào mà chưa từng được bộc lộ trong cộng đồng doanh nghiệp có liên quan hoặc với công chúng. Bí mật kinh doanh tạo ra lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu.

- Bí mật kinh doanh rất đa dạng: là tất cả những thông tin bất kỳ nào có liên quan đến: công thức, mẫu hàng, thiết bị/tập hợp các loại thông tin khác nhau được sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; chiến lược kinh doanh, phương pháp lưu trữ, các quy trình và thủ tục quản lý kinh doanh, phần mềm dùng cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...

- Ví dụ về bí mật kinh doanh: Công thức chế biến đồ uống Coca Cola, công thức chế biến gà KFC...

- Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là: tổ chức, cá nhân có bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

Trong một số trường hợp, bí mật kinh doanh thuộc quyền sở hữu của bên thuê/bên giao việc: nếu bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được bí mật kinh doanh trong khi thực hiện công việc được giao/thuê (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

Không chỉ bảo hộ bí mật kinh doanh, pháp luật hiện hành còn bảo hộ quyền tác giả, về nội dung này, mời bạn đọc xem thêm tại bài viết quyền tác giả là gì mà chúng tôi đã chia sẻ.

bi mat kinh doanh la gi bi mat kinh doanh co duoc dang ky bao ho khong 2

Bí mật kinh doanh được bảo hộ bao lâu? Ví dụ về bí mật kinh doanh mới nhất

2. Bí mật kinh doanh có được đăng ký bảo hộ không?

- Tại Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập dựa trên: (1) cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh, (2) thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

=> Tức là: bí mật kinh doanh được bảo hộ tự động nếu thỏa mãn được các điều kiện được nêu trên mà không cần phải đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền.

- Nếu không đáp ứng đủ những điều kiện nêu trên mà một bí mật kinh doanh muốn được bảo hộ thì cần phải đáp ứng được những điều kiện chung được quy định tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

+ Điều kiện 1: Bí mật kinh doanh đó không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được. Ví dụ như: những công thức, những quy trình sản xuất, kế hoạch kinh doanh,...

+ Điều kiện 2: Bí mật kinh doanh khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó: tức là việc nắm giữ bí mật kinh doanh sẽ tạo ra lợi ích kinh tế vượt trội hơn cho chủ sở hữu.

+ Điều kiện 3: Bí mật kinh doanh phải được chủ sở hữu bảo mật: tức là chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó phải có những phương thức, cách thức để bí mật kinh doanh không bị bộc lộ ra bên ngoài và không dễ dàng tiếp cận được.

=> Như vậy, bí mật kinh doanh có được bảo hộ khi đáp ứng đủ những điều kiện mà pháp luật. Tuy nhiên nếu có xảy ra tranh chấp về bí mật kinh doanh thì chủ sở hữu bí mật kinh doanh phải có nghĩa vụ chứng minh và cung cấp những tài liệu, chứng cứ liên quan để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh đó.

- Việc bảo hộ bí mật kinh doanh không giống với bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu.... Bí mật kinh doanh sẽ được bảo hộ dựa trên cơ sở theo quy định của pháp luật và không cần phải trải qua thủ tục đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh.

- Để nắm được rõ hơn về bảo hộ nhãn hiệu, mời bạn đọc tham khảo bài viết hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

3. Đối tượng không được bảo hộ bí mật kinh doanh.

Những đối tượng không được bảo hộ bí mật kinh doanh được quy định tại Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 gồm có:

- Bí mật về nhân thân.

- Bí mật về quản lý nhà nước.

- Bí mật về quốc phòng, an ninh.

- Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Đây không được coi là bí mật kinh doanh và không được bảo hộ với danh nghĩa là bí mật kinh doanh vì những thông tin này không mang tính ứng dụng trong kinh doanh và không đáp ứng đủ những điều kiện để được bảo hộ.

Qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về bí mật kinh doanh là gì? Bí mật kinh doanh có được đăng ký bảo hộ không? Có thể thấy, bí mật kinh doanh được bảo hộ một cách tự động mà không phải tiến hành đăng ký. Đây vừa là ưu điểm, vừa là nhược điểm đối với việc bảo hộ bí mật kinh doanh. Chủ thể nắm giữ bí mật kinh doanh nên có những phương án bảo hộ phù hợp, hoặc có thể tìm hiểu đăng ký bí mật kinh doanh dưới danh nghĩa sáng chế để an toàn hơn. Về thủ tục đăng ký quyền tác giả đã được quy định chi tiết tại bài viết này, mời bạn đọc theo dõi để biết thêm thông tin.

Bài liên quan