Luật xử lý vi phạm hành chính

Luật xử lý vi phạm hành chính

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi 2020 đã có nhiều quy định mới phù hợp với tình hình giải quyết trên thực tế và sự thay đổi các văn bản pháp luật khác. Chuyên mục Thư viện pháp luật của Codon.vn mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về Luật xử lý vi phạm hành chính 2022.

luat xu ly vi pham hanh chinh

Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật số 15/2012/QH13 và những điểm mới

Mục Lục bài viết:
1. Khái quát chung về Luật xử lý vi phạm hành chính.
1.1. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
1.2. Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi.
2. Một số điểm mới của Luật Sửa đổi một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính

* Danh mục từ viết tắt:

- VPHC: Vi phạm hành chính.

Tải Luật Xử lý vi phạm hành chính:

TẢI LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TẠI ĐÂY

Tải Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi:

TẢI LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI TẠI ĐÂY

1. Khái quát chung về Luật xử lý vi phạm hành chính

Hiện nay, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đang có hiệu lực pháp luật, quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính. Tuy nhiên, cũng có một số nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.

1.1. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013.

- Luật có 142 điều được chia thành 6 phần, gồm có:

+ Phần quy định chung;

+ Phần 2: Xử phạt vi phạm hành chính. Phần này gồm có các chương nhỏ có nội dung về hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

+ Phần 3: Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Phần thứ ba gồm có các chương là: các biện pháp xử lý hành chính; thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; thẩm quyền, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; các quy định khác liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

+ Phần 4: Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, với 02 chương là: quy định chung về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

+ Phần 5: Những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính

+ Phần 6: Điều khoản thi hành.

luat xu ly vi pham hanh chinh 2

Xử lý vi phạm hành chính, tìm hiểu nội dung luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung mới nhất

1.2. Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi

Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 được ban hành vào ngày 13/11/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022. Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật năm 2012 như:

- Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính;

- Cách hiểu một số thuật ngữ trong luật;

- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính;

- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính;

- Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực;

- Các nội dung khác.

2. Một số điểm mới của Luật Sửa đổi một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính

Luật Sửa đổi một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính hay chính là Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có một số nội dung đáng chú ý sau đây:

(1) Các trường hợp được tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Gồm có 05 trường hợp sau:

- Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác;

- Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

- Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.

(2) Thay đổi quy định về giảm, miễn tiền phạt vi phạm hành chính

Quy định cũ áp dụng trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3 triệu đồng trở lên, nhưng theo quy định mới thì cá nhân chỉ cần bị phạt tiền từ 2 triệu đồng trở lên, tổ chức từ 100 triệu đồng trở lên mà có hoàn cảnh khó khăn thì được xem xét miễn, giảm tiền phạt VPHC.

(3) Tăng mức tiền phạt tối đa trong các lĩnh vực

Theo quy định mới của Luật sửa đổi thì trong các lĩnh vực sau đây, mức phạt có sự thay đổi như sau:

- Lĩnh vực cơ yếu, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp: mức phạt tối đa 75 triệu đồng, quy định cũ là 50 triệu đồng.

- Phòng chống tệ nạn xã hội: Mức tối đa đến 75 triệu, quy định cũ là 40 triệu đồng.

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Phạt tối đa 200 triệu đồng, quy định cũ là 100 triệu đồng.

- Thủy lợi; báo chí: Tối đa 250 triệu, quy định cũ là 100 triệu. Bạn đọc có thể xem thêm Luật báo chí mà chúng tôi đã cập nhật.

- .....

(4) Bổ sung thêm nhiều chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC

Theo đó, Luật xử lý vi phạm hành chính mới nhất đã bổ sung thẩm quyền xử phạt cho nhiều chức danh, để phù hợp với cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đơn cử như:

- Bổ sung thẩm quyền của Kiểm toán nhà nước => Thống nhất, đồng bộ với Luật Kiểm toán nhà nước.

- Chỉnh sửa quy định về thẩm quyền xử phạt của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

- Bổ sung quy định về thẩm quyền của cơ quan Thi hành án dân sự.

Trên đây là một số thông tin của Luật xử lý vi phạm hành chính mà chúng tôi tổng hợp được. Có thể thấy, việc áp dụng các quy định trong luật này đòi hỏi người sử dụng phải nắm được những nội dung nào đã sửa đổi, bổ sung để thực hiện cho đúng. Hiện nay, mọi người không chỉ quan tâm đến các quy định xử phạt hành chính mà còn tìm hiểu các chế tài của luật hình sự, bạn đọc có thể xem Luật tố tụng hình sự mà chúng tôi đã chia sẻ.

Bài liên quan