Thủ tục nghiệm thu công trình xây dựng được thực hiện trước khi bàn giao hạng mục công trình, công trình vào khai thác, sử dụng. Quy định về nghiệm thu công trình xây dựng hiện nay được thực hiện theo Luật Xây dựng 2014 và hướng dẫn của Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
Thủ tục, quy trình nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo Luật Xây dựng 2014
* Danh mục từ viết tắt:
- XDCT: Xây dựng công trình.
- PCCC: Phòng cháy chữa cháy.
Nghiệm thu công trình xây dựng là việc kiểm tra, kiểm định chất lượng công trình sau khi đã xây dựng xong, trước khi bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
Theo Điều 123 Luật Xây dựng 2014 thì quy trình nghiệm thu công trình xây dựng gồm có:
- Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;
- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
Lưu ý: Sau khi chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và tư vấn thiết kế phải tổ chức nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng (theo mẫu in sẵn), nhà thầu thi công cần thu dọn hiện trường, hoàn thiện thi công và lập bản vẽ hoàn công xây dựng để phục vụ cho việc nghiệm thu toàn phần công trình. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa, thời điểm hoàn công, thủ tục, trình tự thực hiện và hồ sơ hoàn công cần chuẩn bị, bạn đọc cần xem thêm thông tin trên wikipedia.org qua bài viết này.
Căn cứ Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì bước nghiệm thu công việc xây dựng tiến hành như sau:
* Người thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng: Người trực tiếp giám sát thi công XDCT và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công XDCT.
* Căn cứ tiến hành nghiệm thu
Người giám sát thi công căn cứ vào các hồ sơ, giấy tờ sau:
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt,
- Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng,
- Kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng.
Căn cứ tiến hành nghiệm thu theo quy định về nghiệm thu công việc xây dựng của Nghị định 06/2021/NĐ-CP
* Lập kết quả nghiệm thu
- Hình thức: Biên bản.
- Yêu cầu: Lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công.
- Nội dung biên bản có những nội dung chủ yếu sau:
+ Tên công việc được nghiệm thu;
+ Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
+ Thành phần ký biên bản;
+ Kết luận nghiệm thu: Nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
+ Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản;
+ Phụ lục kèm theo (nếu có).
Nghị định 06 đã quy định rất cụ thể về bước nghiệm thu công việc xây dựng. Bạn đọc có thể xem thêm những quy định nổi bật của Nghị định 06/2021 về quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng tại bài viết này.
Điều 22 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nội dung này như sau:
* Trường hợp tiến hành nghiệm thu
Do chủ đầu tư và nhà thầu tự thỏa thuận trong các trường hợp sau:
- Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo;
- Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.
* Cơ sở tiến hành nghiệm thu
Xem xét kết quả các công việc đã được nghiệm thu tại mục 2.1, các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong giai đoạn thi công xây dựng để đánh giá các điều kiện nghiệm thu theo thỏa thuận giữa các bên.
* Thời điểm, trình tự, nội dung, điều kiện và thành phần tham gia nghiệm thu: Do chủ đầu tư và các nhà thầu tự thỏa thuận.
* Kết quả nghiệm thu: xác nhận bằng biên bản.
Nội dung nghiệm thu này được quy định tại Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
(1) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng
* Người có trách nhiệm nghiệm thu: chủ đầu tư.
* Thời điểm, điều kiện nghiệm thu:
- Trước khi đưa vào sử dụng
- Điều kiện tiến hành nghiệm thu: Khi công trình đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
+ Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, giai đoạn trong quá trình thi công được thực hiện đầy đủ theo 2.1, 2.2.
- Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng.
- Tuân thủ quy định pháp luật về PCCC, bảo vệ môi trường và quy định khác có liên quan.
Hồ sơ nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành
(2) Nghiệm thu có điều kiện, nghiệm thu từng phần công trình xây dựng
* Người có trách nhiệm nghiệm thu: chủ đầu tư.
* Trường hợp nghiệm thu:
Việc nghiệm thu có điều kiện này được thực hiện khi:
- Việc thi công xây dựng cơ bản đã hoàn thành theo yêu cầu thiết kế;
- Tuy nhiên, còn một số tồn tại về chất lượng mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình
- Đảm bảo công trình đủ điều kiện khai thác an toàn và đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
* Kết quả nghiệm thu: xác nhận bằng biên bản.
* Nội dung biên bản: tại mục (3).
Lưu ý nêu rõ các vấn đề sau:
- Tồn tại về chất lượng cần được khắc phục hoặc các công việc xây dựng cần được tiếp tục thực hiện;
- Thời gian hoàn thành các nội dung trên, yêu cầu về giới hạn phạm vi sử dụng công trình (nếu có).
* Lưu ý:
- Nếu một phần công trình xây dựng đã được thi công hoàn thành và đáp ứng các điều kiện tại mục (1) => Củ đầu tư được quyết định việc tổ chức nghiệm thu phần công trình xây dựng này để đưa vào khai thác tạm.
- Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
Nội dung biên bản tại mục (3).
(3) Nội dung biên bản nghiệm thu
Nội dung biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng gồm:
- Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
- Thời gian, địa điểm nghiệm thu;
- Thành phần ký biên bản;
- Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm theo quy định mục (1) này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
- Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
- Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản;
- Phụ lục kèm theo (nếu có).
* Những công trình phải kiểm tra
Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng áp dụng với các công trình sau:
- Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;
- Công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
- Công trình sử dụng vốn đầu tư công.
* Thẩm quyền tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu:
- Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình xây dựng còn lại.
Sau khi hoàn thành nghiệm công trình, công trình bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa vào sử dụng, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện bàn giao công trình cho chủ đầu tư.
Ở giai đoạn này, nhà thầu, chủ đầu tư cần quan tâm đến "Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng". Chi tiết về danh mục hồ sơ được đề cập cụ thể trong bài viết, mời bạn đọc theo dõi.
Từ các quy định về việc thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng nêu tại phần 2 của bài viết, những đối tượng tham gia quy trình nghiệm thu công trình xây dựng gồm có:
- Chủ đầu tư của công trình xây dựng;
- Nhà thầu thi công xây dựng;
- Nhà thầu thiết kế;
- Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình;
- Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Các bên liên quan khác được mời tham gia (nếu có).
Như vậy, Blog Codon.vn đã chia sẻ cho bạn thủ tục nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định của Luật xây dựng 2014 và Nghị định 06/2021/NĐ-CP . Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu về thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo đúng quy định.