Theo phong tục tập quán của người Việt, khi lấy chồng người vợ thường phải về sống chung với chồng hoặc với gia đình chồng. Điều này đòi hỏi người vợ phải thực hiện thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng theo đúng quy định của pháp luật cư trú.
Chuyển khẩu về nhà chồng muộn có bị phạt không? Cập nhật thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng cùng tỉnh, khác tỉnh từ 01/07/2021
Căn cứ vào Điểm a, Khoản 2, Điều 20 Luật Cư trú 2020, để được nhập hộ khẩu về nhà chồng thì phải đáp ứng điều kiện:
"Được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý".
Ví dụ:
- An ở Thái Bình kết hôn với Minh ở Hà Nội và muốn nhập khẩu vào nhà của Minh.
- Minh sống chung với bố mẹ và bà Hoa là chủ hộ và chủ sở hữu căn nhà.
→ Để được nhập hộ khẩu vào nhà Minh, An phải được sự đồng ý của bà Hoa.
Lưu ý: Chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp có thể khác nhau. Trong đó:
+ Chủ hộ là người được thành viên hộ gia đình đề cử (thể hiện trong Sổ hộ khẩu);
+ Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
Chi tiết điều kiện để được nhập khẩu vào nhà chồng theo Luật cư trú 2020
Liên quan đến việc cắt, chuyển hộ khẩu, Khoản 4, Điều 22, Luật Cư trú 2020 cũng quy định các trường hợp người dân bắt buộc phải chuyển khẩu, nếu không thực hiện sẽ bị xóa hộ khẩu khỏi nơi thường trú. Nếu chưa nắm rõ quy định pháp luật về vấn đề này, thông tin bài viết khi nào phải chuyển khẩu sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Để chuyển khẩu về nhà chồng, vợ cần chuẩn bị các loại giấy tờ được quy định tại Khoản 2, Điều 21, Luật Cư trú, cụ thể:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Ghi rõ ý kiến đồng ý cho nhập khẩu của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp nếu không có văn bản thể hiện ý kiến riêng).
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ nhân thân với chồng.
Thông thường sử dụng Giấy chứng nhận kết hôn. Có thể không cần nếu đã có thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Lưu ý: Giấy đăng ký kết hôn có thể là bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản chụp có bản chính để đối chiếu.
Có thể thấy, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là loại giấy tờ quan trọng để được cơ quan chức năng xem xét, giải quyết việc nhập khẩu về nhà chồng của cá nhân người vợ sau khi kết hôn. Để có cái nhìn tổng quan hơn về khái niệm, đặc điểm, quy định pháp luật Việt Nam về loại giấy tờ này, mời bạn đọc bấm tìm hiểu thêm thông tin trên wikipedia.org qua bài viết này.
- Người đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đến Công an cấp xã nơi cư trú của người chồng.
- Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký.
- Kết quả giải quyết sẽ có trong 07 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú nhận được hồ sơ hợp lệ. Kết quả được thông báo cho người đăng ký.
- Việc thực hiện thủ tục cắt nhập khẩu về nhà chồng khác tỉnh trước đây còn phụ thuộc vào điều kiện đăng ký thường trú của từng tỉnh.
- Tuy nhiên, kể từ ngày 1/7/2020, khi Luật Cư trú có hiệu lực thì việc chuyển khẩu được thực hiện thống nhất trong cả nước không phụ thuộc vào cùng tỉnh hay khác tỉnh.
Về cơ bản, thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh cũng được thực hiện tương tự như thủ tục chuyển khẩu từ các tỉnh khác về Hà Nội. Để có thêm thông tin về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo nội dung bài thủ tục nhập khẩu Hà Nội khi ở tỉnh khác của Codon.vn.
Nhập hộ khẩu cho vợ cần giấy tờ gì? Hồ sơ, trình tự thực hiện
Trả lời cho câu hỏi này, cần lưu ý đến việc cá nhân đang sử dụng chứng minh nhân dân hay căn cước công dân:
- Nếu vợ đang sử dụng CMND mà chuyển khẩu về nhà chồng ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phải làm thủ tục đổi CMND theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP.
Hiện nay, cá nhân sẽ được đổi từ CMND sang CCCD.
- Nếu vợ đang sử dụng CCCD mà chuyển khẩu về nhà chồng thì không cần phải đổi lại CCCD theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014.
Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014, nơi đăng ký khai sinh cho con là UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc nơi cư trú của mẹ. Do vậy, nếu vì lý do nào đó, mà người vợ chưa hoặc không chuyển khẩu về nhà chồng vẫn làm được Giấy khai sinh cho con.
- Vợ và chồng có thể không thường xuyên sinh sống cùng nhau (tức là không cùng nơi cư trú) do vợ chồng thỏa thuận hoặc do nhiều yếu tố khách quan. Đây là nội dung được ghi nhận tại Luật hôn nhân và gia đình, Luật Cư trú.
Như vậy, có thể nói, việc chuyển khẩu về nhà chồng là không bắt buộc.
- Tuy nhiên, nếu người vợ sau khi lấy chồng và đã chuyển để ở tại nhà chồng và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì phải đăng ký thường trú trong thời hạn 12 tháng từ ngày đủ điều kiện, theo quy định tại Khoản 4, Điều 22 Luật Cư trú.
Nếu không thực hiện đúng thời hạn này: thì người vợ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng - 1.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng được đánh giá là đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng, lại có thể thực hiện online. Các cặp đôi sau khi kết hôn cần chủ động tham khảo các giấy tờ, hồ sơ theo hướng dẫn trong bài viết này của Blog Codon.vn để được đảm bảo quyền công dân và hưởng các chính sách tại nơi đăng ký thường trú mới.