Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học từ ngày 20/10/2020

Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT: Quy định đánh giá học sinh tiểu học

Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT: Quy định đánh giá học sinh tiểu học có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2020. Thông tư đã quy định nhiều nội dung mới so với trước đây, ví dụ như việc thực hiện đánh giá học sinh theo lộ trình, học sinh có thể bị cho điểm 0 với bài kiểm tra.

thong tu 27 2020 tt bgddt quy dinh danh gia hoc sinh tieu hoc

Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo quy định cách đánh giá học sinh tiểu học

Mục Lục bài viết:
1. Lộ trình đánh giá học sinh tiểu học.
2. Học sinh tiểu học có thể bị 0 điểm bài kiểm tra.
3. Giáo viên được sử dụng linh hoạt phương pháp đánh giá học sinh.
4. Phụ huynh trao đổi với giáo viên về vấn đề đánh giá học sinh..
5. Đề kiểm tra định kỳ chỉ còn 03 mức độ.
6. Học sinh có cố gắng trong học tập có thể được nhận thư khen.
7. Học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học phải kiểm tra để xác định lên lớp hay ở lại lớp.

1. Lộ trình đánh giá học sinh tiểu học

Theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT thì quy định đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo lộ trình như sau:

- Lớp 1: Áp dụng từ năm học 2020 - 2021.

- Lớp 2: Áp dụng từ năm học 2021 - 2022.

- Lớp 3: Áp dụng từ năm học 2022 - 2023.

- Lớp 4: Áp dụng từ năm học 2023 - 2024.

- Lớp 5: Áp dụng từ năm học 2024 - 2025.

Chú ý: Tiểu học hay giáo dục tiểu học (cấp 1) được hiểu là giai đoạn tiếp nối của giáo dục mầm non và là giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc tại Việt Nam. Đây được xem là giai đoạn quan trọng để phát triển năng lực học tập hình thành nhân cách và năng lực trí tuệ của trẻ em. Để có thêm nhiều thông tin về giai đoạn giáo dục tiểu học này, bạn đọc có thể xem thêm thông tin trên Wikipedia.org qua bài viết này.

2. Học sinh tiểu học có thể bị 0 điểm bài kiểm tra

Theo Điều 7 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27 thì: Giáo viên được sửa lỗi, nhận xét bài kiểm tra và cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và trả lại cho học sinh.

=> Thông tư mới đã bỏ quy định "không cho điểm 0" trước đây. Cũng có nghĩa là bài kiểm tra của học sinh tiểu học có thể bị 0 điểm.

3. Giáo viên được sử dụng linh hoạt phương pháp đánh giá học sinh

- Đây cũng là một nội dung nổi bật của Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT. Theo đó, giáo viên được sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá khi đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục và về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

- Trong đó, Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT lại không quy định về nội dung này mà chỉ quy định các căn cứ để đánh giá.

Nhận thấy, quy định này sẽ giúp giáo viên dễ dàng, linh hoạt đánh giá học sinh, kết quả đánh giá sẽ khách quan và toàn diện hơn.

thong tu 27 2020 tt bgddt quy dinh danh gia hoc sinh tieu hoc 2

Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về các phương pháp đánh giá học sinh tiểu học của giáo viên

Liên quan đến vấn đề chi phí học tập, Nghị định 81/2021/NĐ-CP cũng quy định các trường hợp được miễn, giảm học phí, bao gồm cả các đối tượng là học sinh, sinh viên. Để biết mình có thuộc các đối tượng được miễn giảm học phí hay không, bạn đọc có thể bấm vào link bài viết này để tìm câu trả lời.

4. Phụ huynh trao đổi với giáo viên về vấn đề đánh giá học sinh

- Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT quy định rõ nội dung đánh này như sau:

+ Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.

+ Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.

- Trong khi đó, theo quy định cũ thì vấn đề trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên chỉ ở mức độ "khuyến khích".

=> Như vậy, quy định mới đã quy định rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của phụ huynh trong việc phối với với giáo viên, nhà trường giáo dục con em mình.

5. Đề kiểm tra định kỳ chỉ còn 03 mức độ

- Theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT thì đề kiểm tra của học sinh được thiết kế theo 04 mức độ.

- Tuy nhiên, theo Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT thì đề kiểm tra được thiết kế theo 03 mức độ như sau:

+ Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;

+ Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;

+ Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

6. Học sinh có cố gắng trong học tập có thể được nhận thư khen

- Về nội dung khen thưởng cho học sinh, Thông tư 27 cũng có những quy định tương tự Thông tư 22/2016 cũ như việc tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng:

+ Hiệu trưởng tặng giấy khen: Áp dụng với khen thưởng cuối năm học và khen thưởng đột xuất. Việc khen thưởng danh hiệu học sinh sẽ dựa trên kết quả đánh giá học tập của học sinh.

+ Đề nghị cấp trên khen thưởng: Được áp dụng với học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

- Ngoài ra, Thông tư 27 đã bổ sung thêm hình thức khen thưởng "gửi thư khen".

Theo đó, học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt có thể được cán bộ quản lý và giáo viên gửi thư khen.

=> Như vậy, với quy định này thì nhiều học sinh sẽ cố gắng hơn trong học tập, rèn luyện, tích cực làm việc tốt để nhận được sự ghi nhận, khen thưởng, biểu dương.

thong tu 27 2020 tt bgddt quy dinh danh gia hoc sinh tieu hoc 3

Quy định Khen thưởng học sinh theo Thông tư 27

7. Học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học phải kiểm tra để xác định lên lớp hay ở lại lớp

Quy định này ảnh hưởng trực tiếp đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học.

- Theo quy định cũ: Tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng xem xét, quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp.

- Tuy nhiên, theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT thì giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng để tổ chức kiểm tra, đánh giá và xem xét, quyết định việc được lên lớp hoặc chưa được lên lớp.

=> Như vậy, những đối tượng học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ này sẽ phải kiểm tra, đánh giá để từ đó xem xét có được lên lớp hay không. Thay vì trước đây, những học sinh này không phải kiểm tra mà sẽ quyết định luôn.

Trên đây là một số điểm nổi bật của Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Blog Codon.vn tổng hợp được. Các trường học, giáo viên, học sinh và cả phụ huynh cần nắm bắt để áp dụng để có những phương pháp, kế hoạch giáo dục con em mình.

Học sinh tiểu học cũng là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, tuy nhiên có nhiều trường hợp gia đình đã mua BHYT trước đó thì có phải mua nữa không? Nội dung này được giải đáp tại bài viết BHYT học sinh có bắt buộc không, mời bạn đọc cùng theo dõi, tìm hiểu.

Bài liên quan