Các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Cá nhân, tổ chức khi hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trước hết cần phải có đầy đủ năng lực, trình độ, chuyên môn phù hợp với từng công việc và phải được cấp chứng chỉ hành nghề. Pháp luật đã quy định rất cụ thể về các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau.

cac loai chung chi hanh nghe hoat dong xay dung

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì? Danh mục các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng 2022

Mục Lục bài viết:
1. Ai được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
2. Các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
2.1. Đối với khảo sát xây dựng.
2.2. Đối với lập quy hoạch xây dựng.
2.3. Đối với thiết kế xây dựng.
2.4. Đối với giám sát thi công xây dựng.
2.5. Đối với định giá xây dựng.
2.6. Đối với quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

1. Ai được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?

Căn cứ Điểm a Khoản 53 Điều 1 Luật xây dựng sửa đổi 2020, những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng gồm có:

- Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng.

- Chủ nhiệm khảo sát xây dựng.

- Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.

- Tư vấn giám sát thi công xây dựng.

- Chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

=> Những chủ thể này sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng đủ điều kiện mà pháp luật quy định. Tùy thuộc vào năng lực, trình độ chuyên môn mà sẽ được cấp chứng chỉ theo các hạng, gồm có: hạng I, hạng II, hạng III tương ứng với lĩnh vực hoạt động.

Về điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, bạn đọc có thể tham khảo bài viết chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng: Điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ

2. Các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

Hiện nay, quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng gồm có những loại chứng chỉ hành nghề xây dựng sau:

2.1. Đối với khảo sát xây dựng.

Trong lĩnh vực khảo sát xây dựng, các loại chứng chỉ gồm có:

(1) Khảo sát địa hình.

(2) Khảo sát địa chất công trình.

- Tương ứng với 02 loại chứng chỉ trong lĩnh vực này, khi đáp ứng đủ những điều kiện mà pháp luật quy định, người được cấp chứng chỉ được hoạt động trong phạm vi sau:

+ Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề hạng I: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng tất cả các nhóm dự án, các cấp công trình cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

+ Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề hạng II: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng đối với: dự án nhóm B, công trình cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề đã được cấp.

+ Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề hạng III: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng đối với: dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, công trình cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề đã được cấp.

2.2. Đối với lập quy hoạch xây dựng.

Trong lĩnh vực lập quy hoạch xây dựng, khi cá nhân đảm bảo những điều kiện được quy định tại Khoản 27 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP thì sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động lập quy hoạch xây dựng.

- Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề hạng I: được lập các loại đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định của pháp luật.

- Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề hạng II: được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện và cấp tỉnh.

- Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề hạng III: được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện.

cac loai chung chi hanh nghe hoat dong xay dung 2

Chứng chỉ hành nghề xây dựng gồm những loại nào? Cập nhật danh mục chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất

2.3. Đối với thiết kế xây dựng.

Trong lĩnh vực thiết kế xây dựng gồm có những loại chứng chỉ sau:

(1) Thiết kế cơ - điện công trình

(2) Thiết kế cơ - điện công trình

(3) Thiết kế cấp - thoát nước công trình

(4) Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ

(5) Thiết kế xây dựng công trình giao thông (đường sắt, đường bộ, đường nội thủy - hàng hải, cầu - hầm)

(6) Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật (cấp - thoát nước, xử lý chất thải rắn,

(7) Thiết kế xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)

2.4. Đối với giám sát thi công xây dựng.

Những chứng chỉ được cấp trong lĩnh vực giám sát thi công xây dựng gồm có:

(1) Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật

(2) Giám sát công tác xây dựng công trình giao thông

(3) Giám sát công tác xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều).

Khi được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực này, người được cấp chứng chỉ được hoạt động trong phạm vi như sau:

- Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề hạng I: Được làm giám sát trưởng các công trình, làm giám sát viên thi công xây dựng tất cả các cấp công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề đã được cấp.

- Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề hạng II: Được làm giám sát trưởng các công trình từ cấp II trở xuống, làm giám sát viên thi công xây dựng tất cả các cấp công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề đã được cấp.

- Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề hạng III: Được làm giám sát trưởng các công trình từ cấp III, giám sát viên thi công xây dựng tất cả các cấp công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

2.5. Đối với định giá xây dựng.

Chứng chỉ được cấp trong lĩnh vực định giá xây dựng là: định giá xây dựng. Đối với loại chứng chỉ này, phạm vi hoạt động cụ thể:

- Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề hạng I: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

- Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề hạng II: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng (đối với các loại dự án từ nhóm B trở xuống và các loại công trình từ cấp II trở xuống)

- Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề hạng III: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án: nhóm C, công trình từ cấp III trở xuống, dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

2.6. Đối với quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, những chứng chỉ được cấp gồm có:

(1) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật

(2) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông

(3) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)

Khi được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực này, tùy thuộc vào hạng chứng chỉ được cấp mà người được cấp chứng chỉ hành nghề được hoạt động trong phạm vi sau:

- Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề hạng I: Được làm giám đốc quản lý dự án tất cả các nhóm dự án thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề

- Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề hạng II: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm B, nhóm C thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ đã được cấp.

- Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề hạng III: Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm C, dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Như vậy, chuyên mục Xây dựng đã chia sẻ với bạn đọc về các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Với mỗi loại chứng chỉ khác nhau thì sẽ có phạm vi hoạt động khác nhau đảm bảo phù hợp với năng lực, chuyên môn của họ, đồng thời những chủ thể này phải nộp một khoản lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng khi làm thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề.

Bài liên quan