Quy định về bản vẽ hoàn công công trình xây dựng Nghị định 06/2021/NĐ-CP

Quy định về bản vẽ hoàn công công trình xây dựng

Bản vẽ hoàn công đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hợp thức hóa tài sản gắn liền với đất trước khi đưa công trình vào sử dụng. Những quy định về bản vẽ hoàn công công trình xây dựng được pháp luật đề cập chi tiết trong Khoản 4 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ, sẽ được Blog Codon.vn chia sẻ ngay sau đây.

quy dinh ve ban ve hoan cong cong trinh xay dung

Bản vẽ sơ họa hoàn công là gì? Tìm hiểu quy định về bản vẽ hoàn công theo nghị định 06/2021

Mục Lục bài viết:
1. Quy định về bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
2. Quy định về lập bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
3. Quy định về mẫu dấu bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
4. Thủ tục hoàn công công trình xây dựng.

Chú ý: Hoàn công công trình xây dựng là thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng nhằm xác nhận sự kiện bên thi công, chủ đầu tư đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp phép, thi công. Chi tiết các công việc liên quan đến hoàn công, bao gồm thời gian thực hiện, trình tự, thủ tục thực hiện, hồ sơ cần chuẩn bị đã được wikipedia.org chia sẻ, bạn đọc có thể xem thêm bài viết này để có thêm thông tin.

1. Quy định về bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.

Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định:

" 4. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế."

- Bản vẽ hoàn công thể hiện rõ ràng, chi tiết nhất hiện trạng của một công trình đã hoàn thành, nhìn vào bản vẽ hoàn công sẽ thấy được vị trí, kích thước, vật liệu được sử dụng trong quá trình thi công công trình.

- Tùy thuộc tiến độ, mức độ của từng hạng mục công trình, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng được chia thành các loại: bản vẽ hoàn công công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, lắp đặt thiết bị, từng hạng mục công trình, tổng thể công trình.

=> Vai trò của bản vẽ hoàn công công trình xây dựng: xác định chính xác vị trí, hiện trạng của công trình trước khi đưa vào sử dụng, là cơ sở cho quá trình bảo trì, sửa chữa công trình. Ngoài ra, bản vẽ hoàn công công trình còn nâng cao chất lượng quản lý của cơ quan nhà nước được chặt chẽ hơn.

quy dinh ve ban ve hoan cong cong trinh xay dung 2

Quy định về bản vẽ hoàn công mới nhất 2022

2. Quy định về lập bản vẽ lập bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.

Tại Phụ lục IIB Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về lập bản vẽ hoàn công:

- Trường hợp 1: Các kích thước, thông số thực tế không thay đổi hoặc không vượt quá sai số cho phép => bản vẽ hoàn công công trình xây dựng là bản vẽ thi công được photo lại + các bên liên quan đóng dấu, ký xác nhận.

- Trường hợp 2: Các kích thước, thông số thực tế có sự thay đổi so với bản vẽ thi công => được phép ghi lại các trị số thực tế trong ngoặc đơn bên cạnh/bên dưới các trị số cũ (có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới theo luật định nếu cần thiết).

* Lưu ý: Các bộ phận của công trình bị che khuất => phải lập bản vẽ hoàn công/đo đạc, xác định kích thước thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.

- Thời điểm lập bản vẽ hoàn công: sau khi hoàn thành bộ phận hoặc hạng mục công trình.

- Trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công: nhà thầu thi công xây dựng; từng thành viên trong liên danh lập bản vẽ hoàn công phần việc mình đã làm (đối với nhà thầu liên danh).

Về bản chất, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng chính là bản vẽ thể hiện chi tiết nhất các thông số, kích thước trên thực tế của một công trình. Do đó quá trình lập bản vẽ hoàn công phải được thực hiện một cách chính xác, tỉ mỉ theo đúng quy định của pháp luật để tránh những sự sai sót hoặc những rủi ro không đáng có trong quá trình sử dụng.

3. Quy định về mẫu dấu bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.

Mẫu dấu bản vẽ hoàn công công trình xây dựng được quy định rõ trong mục 2 Phụ lục IIB Nghị định 06/2021/NĐ-CP, bao gồm có 02 mẫu dấu như sau:

- Mẫu dấu bản vẽ hoàn công không áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng (mẫu số 01)

quy dinh ve ban ve hoan cong cong trinh xay dung 3

- Mẫu dấu bản vẽ hoàn công áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng thi công xây dựng (mẫu số 02)

quy dinh ve ban ve hoan cong cong trinh xay dung 4

- Thành phần ký bản vẽ hoàn công gồm có: Nhà thầu thi công (người lập bản vẽ, chỉ huy trưởng, giám đốc dự án) và tư vấn giám sát (tư vấn giám sát trưởng).

Tùy thuộc vào từng hình thức hợp đồng thi công xây dựng sẽ lựa chọn mẫu dấu bản vẽ hoàn công tương ứng phù hợp và những người có trách nhiệm sẽ ký, xác nhận. Về phần kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ trong quá trình lập bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.

Không chỉ quy định về bản vẽ hoàn công xây dựng, Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của chính phủ cũng quy định chi tiết danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng. Nếu chưa nắm rõ vấn đề này, bạn đọc có thể bấm vào link bài viết của Codon.vn để tìm hiểu thêm.

4. Thủ tục hoàn công công trình xây dựng.

Thủ tục hoàn công công trình xây dựng bao gồm những bước sau:

Bước 1: Xác định điều kiện hoàn công.

- Công trình thuộc diện phải xin giấy phép xây dựng => bắt buộc thực hiện thủ tục hoàn công.

- Công trình được miễn giấy phép xây dựng => không phải thực hiện thủ tục hoàn công.

Bước 2: Xác định hiện trạng công trình để hoàn công.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ.

Chủ đầu tư cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm có:

- Giấy phép xây dựng.

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng.

- Hợp đồng xây dựng (nếu có)

- Báo cáo kết quả thẩm tra.

- Văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

Bước 4: Nộp hồ sơ.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ đầu tư nộp tại một trong các cơ quan sau, phụ thuộc vào hạng mục công trình:

- Sở Xây dựng: công trình cấp đặc biệt, cấp 1.

- UBND cấp xã/quận/huyện: công trình là nhà ở riêng lẻ/tư nhân.

- Ban quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới: công trình xây dựng mới, cải tạo.

Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng có ý nghĩa to lớn trong việc khai thác, sử dụng công trình và đảm bảo cho công tác quản lý các công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư, chủ thầu thi công cần nắm rõ quy định về bản vẽ hoàn công công trình xây dựng để thực hiện cho đúng.

Với mỗi hạng mục công trình hoàn thành, người thi công xây dựng cần tiến hành nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình với chủ đầu tư. Chi tiết quy định về thủ tục nghiệm thu công trình xây dựng theo Luật Xây dựng 2014 và hướng dẫn của Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Bạn đọc có thể xem thêm trong bài viết của Codon.vn để hiểu, nắm bắt trình tự nghiệm thu công trình đúng pháp luật.

Bài liên quan