Tạm giữ xe máy là biện pháp ngăn chặn được cảnh sát giao thông áp dụng trước khi có quyết định xử phạt vi phạm. Tuy nhiên, không phải mọi lỗi vi phạm đối với xe máy đều bị tạm giữ xe. Căn cứ theo quy định của Nghị định 100, Blog Codon.vn là thông tin về những lỗi có thể bị tạm giữ xe máy 2022 như sau.
Những lỗi vi phạm giao thông bị tạm giữ xe máy 2022? Tìm hiểu quy định về tạm giữ phương tiện giao thông theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP
* Danh mục từ viết tắt:
- VPHC: Vi phạm hành chính.
Mục đích chính của việc tạm giữ phương tiện theo quy định tại tại Điều 2, Khoản 32, Điểm a, Nghị định 123/2021/NĐ-CP là "Ngăn chặn ngay vi phạm hành chính".
Ngoài ra, còn vì mục đích "đảm bảo thi hành quyết định xử phạt VPHC hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt" theo quy định tại Điểm b, Khoản 32 Điều 2, Nghị định 123. Tuy nhiên, với 02 mục đích này thông thường cảnh sát giao thông sẽ tạm giữ Giấy tờ xe hơn là tạm giữ phương tiện.
Bên cạnh việc bị cơ quan chức năng tạm giữ phương tiện, chủ phương tiện điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông còn có thể bị xử phạt hành chính, tước giấy phép lái xe tùy theo từng lỗi vi phạm. Để nắm được quy định pháp luật Việt Nam về việc phân hạng bằng lái và các độ tuổi được phép đăng ký thi giấy phép lái xe, bạn đọc có thể xem thêm thông tin trong bài viết này trên wikipedia.org.
- Tối đa 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
- Các trường hợp đặc biệt khác được kéo dài hơn theo quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung 2020.
Những lỗi có thể bị tạm giữ xe máy 2022? Cập nhật thời gian tạm giam xe máy theo Nghị định 123
Tạm giữ phương tiện được thực hiện trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên cơ sở biên bản xử lý vi phạm hành chính tại thời điểm kiểm tra.
Dựa trên quy định tại tại Điều 2, Khoản 32, Điểm a, Nghị định 123 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe máy có thể bị giữ xe khi có một trong 12 lỗi vi phạm thường gặp sau:
- Lỗi đi vào đường cao tốc (ngoại trừ xe liên quan đến quản lý, bảo trì đường).
- Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi đang điều khiển xe.
- Buông hai tay khi khi đang điều khiển, dùng chân, ngồi về một bên, nằm trên yên xe, thay người điều khiển khi xe đang chạy, quay người về phía sau, bịt mặt điều khiển xe.
- Lạng lách, đánh võng trên đường.
- Chạy bằng một bánh đối với xe 02 bánh, 02 bánh đối với xe 03 bánh.
- Điều khiển xe thành nhóm ít nhất 02 xe chạy quá tốc độ.
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn.
- Trong cơ thể có chất ma túy khi điều khiển xe.
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy.
- Không có Giấy đăng ký xe hoặc có nhưng đã hết hạn.
- Sử dụng Giấy đăng ký xe bị tẩy xóa, có nội dung không đúng số khung, số máy hoặc Giấy đăng ký giả.
- Không gắn biển số hoặc gắn nhưng không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc biển số giả.
Không có bảo hiểm xe máy có bị giữ xe không? Không có GPLX, tự ý thay đổi kết cấu xe máy có bị giam xe không?
Mức xử phạt đối với các hành vi này là có sự khác nhau. Để nắm được mức xử phạt trong các tình huống phổ biến như không có giấy tờ xe, chạy quá tốc độ, bạn đọc có thể xem thông tin trong bài viết độc giả có thể xem chi tiết mức xử phạt tại các bài viết mức phạt lỗi không có hoặc không mang giấy tờ xe của Codon.vn.
- Nơi nhận lại xe máy khi bị tạm giữ là địa điểm được ghi trong biên bản xử lý vi phạm hành chính. Thường là trụ sở cảnh sát giao thông cấp huyện tại địa bàn bị xử phạt.
- Người đến nhận xe máy có thể là người điều khiển xe vi phạm hoặc chủ xe máy hoặc người được ủy quyền của một trong 02 người đó (có văn bản ủy quyền).
- Thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP, cá nhân cần:
+ Mang theo CMND/CCCD khi đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ.
+ Kiểm tra các thông tin về xe so với biên bản tạm giữ, các thông tin bao gồm số lượng, chủng loại, chất lượng, hiện trạng,...
+ Nhận biên bản giao nhận xe.
+ Ngoài ra còn phải mang theo biên bản xử lý vi phạm hành chính, biên bản tạm giữ phương tiện.
Bị giam xe 7 ngày bao nhiêu tiền? Thủ tục lấy xe bị tạm giữ mới nhất
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, khi tham gia giao thông, cả người điều khiển xe máy và người ngồi sau đều phải đội mũ bảo hiểm. Trường hợp một hoặc nhiều người không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt theo mức phạt quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Bạn đọc có thể xem bài viết chia sẻ mức phạt người ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm để nắm được quy định pháp luật về vấn đề này.
Toàn bộ những lỗi có thể bị tạm giữ xe máy 2022 theo quy định của Nghị định 100 đã được Codon.vn tổng hợp. Dễ thấy, tạm giữ xe máy ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của cá nhân trong đời sống, vì vậy để không bị tạm giữ phương tiện và bị xử phạt vi phạm hành chính, người dân cần nắm rõ 12 lỗi vi phạm thường gặp nêu trên.