Ngày 31/8/2021 Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 11/2021/TT-BXD về xác định, quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Thông tư hướng dẫn một số nội dung cụ thể của Nghị định 10/2021/NĐ-CP như dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu, giá xây dựng, giá xây dựng công trình. Trong đó có một số nội dung nổi bật như sau.
Tìm hiểu nội dung thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 6 Thông tư 11/2021/TT-BXD hướng dẫn cho nội dung xác định dự toán gói thầu tại khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2021/NĐ-CP.
- Chi phí xây dựng trong dự toán gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng.
- Ngoài ra, dự toán gói thầu còn có thể bổ sung thêm các khoản chi phí như: Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công; chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng; chi phí kho bãi chứa vật liệu; chi phí xây dựng nhà bao che cho máy;...
- Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện gói thầu.
Ngoài Thông tư 11, Bộ Xây dựng cũng ban hành Thông tư 12/2021/TT-BXD về định mức xây dựng, hướng dẫn cụ thể xác định định mức xây dựng, giúp các chủ đầu tư, cá nhân, tổ chức có liên quan nắm rõ để thực hiện.
- Thành phần trong dự toán được xác định như sau:
+ Chi phí mua sắm thiết bị: xác định theo khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị và giá mua thiết bị tương ứng,...
+ Chi phí gia công, chế tạo thiết bị xác định dựa vào khối lượng, số lượng thiết bị cần gia công, chế tạo và đơn giá gia công, chế tạo; hoặc căn cứ vào giá gia công theo quy định khác.
+ Các chi phí khác như chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có); mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (nếu có); đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí vận chuyển; chi phí bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí khác liên quan => Xác định bằng dự toán hoặc căn cứ quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Có thể bổ sung thêm một hoặc một số chi phí khác liên quan đến thực hiện các công việc thuộc phạm vi của gói thầu.
- Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu mua sắm thiết bị tương tự như với dự toán gói thầu thi công xây dựng.
Quy định Thông tư 11/2021/TT-BXD về dự toán gói thầu mua sắm thiết bị
- Xác định chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, chạy thử thiết bị trong dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị như sau:
+ Chi phí lắp đặt thiết bị xác định bằng dự toán như đối với dự toán chi phí xây dựng.
+ Chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh, chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật (nếu có) xác định bằng dự toán phù hợp nội dung công việc thực hiện.
- Có thể bổ sung thêm một hoặc một số chi phí khác liên quan đến thực hiện các công việc thuộc phạm vi của gói thầu.
- Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu mua sắm thiết bị tương tự như với dự toán gói thầu thi công xây dựng.
- Xác định chi phí tư vấn trong dự toán:
Chi phí này được xác định theo khoản 5 Điều 12 Nghị định 10/2021/NĐ-CP và Điều 13 Thông tư 11.
Lưu ý, chi phí này không bao gồm các chi phí tư vấn tính chung cho cả dự án.
- Việc bổ sung thêm một hoặc một số chi phí khác có liên quan và chi phí dự phòng tương tự như với dự toán gói thầu thi công xây dựng.
Dự toán gói thầu hỗn hợp, gói thầu tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 10/2021/NĐ-CP được xác định gồm một số hoặc toàn bộ chi phí nêu tại mục 1.1 đến 1.4 nêu trên.
Thực tế, các công việc lập dự toán gói thầu thi công, mua sắm, lắp đặt thiết bị, tư vấn đầu tư xây dựng thường được thực hiện bởi tổng thầu xây dựng (đơn vị, tổ chức ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để nhận thầu toàn bộ các loại công việc của dự án xây dựng công trình. Nếu muốn hiểu, nắm rõ hơn về định nghĩa tổng thầu xây dựng, vai trò, trách nhiệm của các bên, bạn đọc có thể bấm xem trên wikipedia.org qua bài viết này.
Điều 9 Thông tư 11 hướng dẫn cụ thể cho Điều 24 và Điều 26 Nghị định 10/2021/NĐ-CP.
- Cơ sở để xác định giá xây dựng công trình: Là giá vật liệu xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
- Nếu vật liệu xây dựng chưa có trong công bố giá hoặc đã có nhưng giá không phù hợp: Thực hiện theo hướng dẫn tại mục 1.2.1 Phụ lục IV Thông tư 11.
- Khuyến khích việc lựa chọn vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.
- Nếu dự án có yêu cầu phải sử dụng vật liệu xây dựng đặc thù, không phổ biến trên thị trường, hoặc sử dụng vật liệu nhập khẩu => Phải thuyết minh cụ thể trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thuyết minh thiết kế xây dựng.
Hướng dẫn xác định giá xây dựng công trình theo thông tư 11/2021
- Đơn giá nhân công xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là cơ sở để xác định giá xây dựng công trình.
- Nếu đơn giá nhà nước công bố không phù hợp với đặc thù của công tác, công trình, dự án:
+ Chủ đầu tư khảo sát, xác định đơn giá theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình.
Chủ đầu tư có thể yêu cầu Sở Xây dựng hướng dẫn về tính đúng đắn, sự phù hợp của căn cứ, phương pháp xác định đơn giá nhân công xây dựng.
+ Sau đó, chủ đầu tư gửi hồ sơ kết quả xác định đơn giá nhân công xây dựng về Sở Xây dựng để theo dõi, quản lý.
- Giá ca máy và thiết bị thi công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là cơ sở để xác định giá xây dựng công trình.
- Trường hợp giá chưa được công bố hoặc đã có nhưng chưa phù hợp thì chủ đầu tư được khảo sát, xác định giá tương tự như với đơn giá nhân công xây dựng tại mục 2.2.
Như vậy, một số nội dung của Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng được hướng dẫn cụ thể bởi Thông tư 11/2021/TT-BXD đã được Blog Codon.vn tổng hợp, chia sẻ đến bạn đọc. Chủ đầu tư xây dựng công trình cần lưu ý, cập nhật các quy định để thực hiện cho phù hợp.