Giám đốc nhân sự là gì? Vai trò, quyền hạn của giám đốc nhân sự

Giám đốc nhân sự: Vai trò quyền lực, thu nhập ấn tượng

Là người đứng đầu phòng nhân sự, công việc, mức lương, kỹ năng cần có để đảm nhận vị trí giám đốc nhân sự là băn khoăn của không ít người, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực hành chính nhân sự.

Mặc dù ở không có một tiêu chuẩn cụ thể để nói về công việc, vai trò, trách nhiệm của giám đốc nhân sự, tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu tổng quan về chức danh giám đốc nhân sự như sau.

Mo ta Giam doc nhan su

Giám đốc nhân sự: mô tả công việc, mức lương, quyền hạn, kỹ năng cần có

Mục Lục bài viết:
I. Giám đốc nhân sự là gì?
II. Trách nhiệm, vai trò của giám đốc nhân sự
III. Vì sao giám đốc nhân sự có vai trò quyền lực trong doanh nghiệp?
IV. Giám đốc nhân sự lương bao nhiêu?
V. Làm sao để thăng tiến lên giám đốc nhân sự?

I. Giám đốc nhân sự là gì?

Giám đốc nhân sự (tên tiếng Anh HR Director hay HR Manager) là vị trí thường chỉ có ở các công ty có quy mô nhân sự vừa và lớn. Họ có vai trò vô cùng quan trọng đối với nguồn lực con người, đóng góp đáng kể vào xây dựng văn hóa công ty, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên và kết nối tại nơi làm việc.

Thông thường, để đảm nhận vị trí giám đốc nhân sự, tên viết tắt (CHRO), ứng viên cần có ít nhất bằng cử nhân về quản trị nhân sự và có các kỹ năng máy tính cơ bản để làm việc. Không chỉ vậy, họ còn phải bổ sung thêm các loại bằng cấp về khoa học xã hội, truyền thông, quản lý,..

Lưu ý: Quản trị là khái niệm rộng, bao gồm công tác quản lý, tuyển dụng, đào tạo và đánh giá lực lượng lao động của một tổ chức, công ty, xã hội. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của quản trị nhân sự và các yếu tố liên quan, bạn đọc có thể tìm hiểu định nghĩa chi tiết trên wikipedia.org qua nội dung bài viết này).

Giam doc nhan su tieng Anh la gi

Giám đốc nhân sự tiếng Anh là gì? Giám đốc nhân sự viết tắt là gì? 

II. Trách nhiệm, vai trò của giám đốc nhân sự

Trong quá khứ, các chức năng nhân sự ban đầu thường do kế toán đảm nhận, nên vai trò nhân sự tập trung vào các công việc hành chính như trả lương cho nhân viên, quản lý phúc lợi và theo dõi những ngày nghỉ ốm đau hay các vấn đề cá nhân khác. Theo thời gian, bộ phận nhân sự vẫn chịu trách nhiệm về nhiệm vụ hành chính nhưng chuyên sâu hơn về quản trị con người, tuyển dụng, định hướng, đào tạo, xử lý khen thưởng, kỷ luật và truyền thông nội bộ, xây dựng văn hóa công ty.

Giám đốc nhân sự có nhiều trách nhiệm, buộc phải thay đổi và thích nghi, linh hoạt hơn để đáp ứng thay đổi, nhu cầu về nâng cao chất lượng nhân sự, hiệu suất làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Hơn hết, giám đốc nhân sự phải có kỹ năng lãnh đạo, đảm bảo rằng nhân viên trong bộ phận làm việc theo chính sách, kế hoạch được thống nhất trong ban giám đốc. Chỉ khi giám đốc nhân sự làm tốt thì doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh hiệu quả trong "cuộc chiến" tìm kiếm nhân tài.

Nhiệm vụ chính của giám đốc nhân sự sẽ không phải là tự mình làm các công việc về tuyển dụng và nhân sự mà là chỉ đạo nhân viên trong bộ phận thực hiện các công việc đó với kết quả tốt nhất. Từ tuyển dụng đúng người đúng việc, đào tạo, quản lý hiệu suất, khuyến nghị chính sách, lương và phúc lợi, xây dựng đội nhóm, quản lý quan hệ giữa nhân viên với nhau và với ban quản lý,... đều cần giám đốc nhân sự bao quát. (Để hiểu rõ hơn về công việc, nhiệm vụ của giám đốc nhân sự, bạn có thể tham khảo trong nội dung bài viết chia sẻ Mô tả công việc của Giám đốc nhân sự trên chuyên trang codon.vn).

Hiểu đơn giản, vai trò của giám đốc nhân sự sẽ là:

- Người quản lý chung bộ phận nhân sự và hoạt động tuyển dụng, nhân sự trong doanh nghiệp, tổ chức

- Người ra quyết định

- Người định hướng, giải quyết vấn đề

- Đề xuất chiến lược, chính sách quản trị nguồn nhân lực.

Vai tro giam doc nhan su

Vai trò của giám đốc nhân sự, bảng mô tả công việc của giám đốc nhân sự

III. Vì sao giám đốc nhân sự có vai trò quyền lực trong doanh nghiệp?

Muốn phát triển bền vững, tăng trưởng ấn tượng thì chủ doanh nghiệp nào cũng cần hiểu đúng về tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực. Một công ty sẽ không đạt được các mục tiêu kinh doanh nếu thiếu đi những cá nhân tài năng hợp tác tốt với nhau.

Hơn ai hết, giám đốc nhân sự chính là người chịu trách nhiệm với quản trị nguồn nhân lực và tạo môi trường phù hợp nhất để nhân viên trong mọi bộ phận cống hiến nhiều hơn cho mục tiêu chung, trong khi họ cũng nhận lại được giá trị như kỳ vọng. Nhân viên tài năng, làm việc tốt, công ty sẽ tăng trưởng và tăng khả năng cạnh tranh. Không quá khi nói rằng, giám đốc nhân sự là vị trí quyền lực bậc nhất trong doanh nghiệp vì những quyết định của họ tác động trực tiếp đến hiệu suất của tất cả phòng ban.

Là cấp dưới của giám đốc nhân sự, trưởng phòng nhân sự cũng đóng vai trò không nhỏ vào việc quản lý, thực thi các nhiệm vụ của phòng nhân sự. Để hiểu rõ hơn về vị trí chức danh trưởng phòng nhân sự, vai trò và trách nhiệm, mời bạn đọc tìm hiểu nội dung bài viếtThế nào là một trưởng phòng nhân sự giỏi? có bằng cấp, kinh nghiệm là đủ? của Codon.vn.


IV. Giám đốc nhân sự lương bao nhiêu?

Kết quả khảo sát từ các tin tuyển dụng cho thấy, mức lương trung bình của giám đốc tại Việt Nam hiện nay là khoảng 36 triệu/tháng, thường dao động trong khoảng 29 - 42 triệu/tháng và cao nhất có thể tới 112,5 triệu.

Mặc dù không trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh nhưng thu nhập của giám đốc nhân sự không thua kém gì - thậm chí cao hơn cả các vai trò quản lý tương đương như giám đốc marketing, giám đốc kinh doanh. Điều này cũng một lần nữa chứng minh thực tế là các doanh nghiệp đang vô cùng chú trọng đến tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài, tuyển dụng và giữ chân nhân viên qua việc "đầu tư" nhiều hơn cho bộ phận nhân sự và người đứng đầu bộ phận đó - giám đốc nhân sự.

Giam doc nhan su luong bao nhieu

Mức lương giám đốc nhân sự cập nhật mới nhất

V. Làm sao để thăng tiến lên giám đốc nhân sự?

5.1. Kỹ năng của giám đốc nhân sự và yêu cầu công việc

Đặt mục tiêu trở thành giám đốc nhân sự, bạn không thể "lơ mơ" về chính mục tiêu đó. Hiểu rõ các yêu cầu cả về số năm kinh nghiệm, trình độ tối thiểu, các kỹ năng và phẩm chất cần có sẽ giúp bạn đi đúng hướng và chuẩn bị sẵn sàng nhất. Một số tiêu chí tuyển dụng giám đốc nhân sự là:

- Có từ 5 - 7 năm kinh nghiệm trở lên (kinh nghiệm làm nhân sự, tuyển dụng)

- Bằng cử nhân trở lên (những người có bằng thạc sĩ có lợi thế hơn) các chuyên ngành Quản trị nhân lực, Quản lý nhân sự hoặc Tài chính, Kinh doanh...

- Có các kỹ năng: Giao tiếp và tương tác tốt, kỹ năng lãnh đạo và tạo động lực, kỹ năng ra quyết định, quản lý ngân sách và phân bổ nguồn lực, kỹ năng tổ chức và làm việc nhóm, vận dụng công nghệ trong tuyển dụng...

Ky nang cua giam doc nhan su

Kỹ năng cần có của giám đốc nhân sự

5.2. Lộ trình trở thành Giám đốc nhân sự

Để thẳng tiến trên hành trình phấn đấu và thăng tiến lên vị trí giám đốc nhân sự, bạn sẽ phải bắt đầu từ việc học, tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện kỹ năng... Cụ thể như sau:

- Học lấy bằng cấp: Các chuyên ngành Quản trị nhân lực, Quản lý nhân sự sẽ rất hữu ích cho tương lai của bạn trong lĩnh vực HR. Nếu có bằng đúng chuyên ngành, bạn có thể cân nhắc học thêm về kinh doanh, kinh tế, luật còn nếu bằng cấp trái ngành, bạn nên học lấy chứng chỉ về nhân sự, quản lý...

- Làm việc trong các vai trò liên quan: Bắt đầu từ các vai trò cơ bản, đầu vào như nhân viên/chuyên viên nhân sự, tuyển dụng, chuyên viên đào tạo, nhân viên tiền lương (C&B)... sẽ giúp bạn quen thuộc với nhiệm vụ và nghiệp vụ tuyển dụng, quản trị nguồn nhân lực.

- Phát triển toàn diện bộ kỹ năng: Ngoài việc có kinh nghiệm làm việc thực tế thì thông qua đó, bạn cũng phải phát triển kỹ năng cần thiết, "nâng cấp" các kỹ năng quan trọng với giám đốc nhân sự như giao tiếp, đàm phán, lãnh đạo và quản lý, giải quyết vấn đề.

- Học lấy bằng cấp sau đại học: Trong quá trình làm việc, bạn nên "tranh thủ" học để có bằng thạc sĩ. Đó là cách nâng cao kiến thức cũng như giúp bạn có bằng cấp cao, thuyết phục hơn khi ứng tuyển giám đốc nhân sự.

- Mở rộng các mối quan hệ, có mạng kết nối rộng: Tất cả công việc của giám đốc nhân sự xoay quanh các mối quan hệ giữa người với người. Mạng kết nối, các mối quan hệ là rất quan trọng và ý nghĩa, thậm chí quyết định thành công của bạn.

- Đạt được các thành tích, thành tựu nổi bật: Dù bạn có bằng cấp thạc sĩ hay tiến sĩ thì chắc chắn bạn không thể ngay lập tức đảm nhiệm vai trò giám đốc nhân sự khi chưa có/có ít kinh nghiệm và không có thành tích gì. Làm việc trong công ty nhỏ, chuyển dần lên công ty lớn hơn, trở thành leader, phó phòng, trưởng phòng nhân sự... là mục tiêu bạn phải hướng đến trước khi thực sự có cơ hội với vai trò giám đốc nhân sự.

Chuyên mục "blog" của Codon.vn vừa giúp bạn cập nhật đầy đủ thông tin về khái niệm giám đốc nhân sự là gì, mức lương và lộ trình thăng tiến giám đốc nhân sự chi tiết. Đối cả doanh nghiệp, giám đốc nhân sự đóng vai trò không thể thay thế trong ban quản lý và với ứng viên, đặt mục tiêu trở thành giám đốc nhân sự trong tương lai có thể tạo động lực để bạn chăm chỉ, nỗ lực và có sự nghiệp thành công.

Bài liên quan