Luật Tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung 2017

Luật tổ chức tín dụng

Quá trình tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng để đạt được hiệu quả quản lý cao thì không thể thiếu sự điều chỉnh của pháp luật, đó là lý do cho sự ra đời của Luật tổ chức tín dụng 1997, sửa đổi bổ sung 2004 và hiện nay là Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung 2017.

luat to chuc tin dung

Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung 2017.

Mục Lục bài viết:
1. Giới thiệu về Luật Tổ chức tín dụng mới nhất.
2. Một số điểm mới của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 2017.

1. Giới thiệu về Luật Tổ chức tín dụng mới nhất.

- Luật Tổ chức tín dụng (TCTD) mới nhất có hiệu lực cho đến thời điểm hiện tại là Luật các tổ chức tín dụng 2010, được thông qua ngày 16/6/2010, có hiệu lực ngày 01/01/2011 và Luật số 17/217/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, có hiệu lực ngày 15/01/2018.

Để thuận tiện cho việc tra cứu và áp dụng pháp luật, Văn phòng Quốc hội đã ban hành Luật tổ chức tín dụng hợp nhất số 07/VBHN-VPQH vào ngày 12/12/2017.

- Phạm vi điều chỉnh của Luật Tổ chức tín dụng: Tại Điều 1 Luật TCTD 2010 quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật này bao gồm:

+ Thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng.

+ Thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

- Tổ chức tín dụng theo quy định của Luật này bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

- Với phạm vi điều chỉnh như trên, Luật Tổ chức tín dụng được xây dựng thành 10 chương với 163 điều. Trong đó:

+ Chương I: Các quy định chung.

+ Chương II: Giấy phép.

+ Chương III: Tổ chức, quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng.

+ Chương IV: Hoạt động của tổ chức tín dụng.

+ Chương V: Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

+ Chương VI: Các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

+ Chương VII: Tài chính, hạch toán, báo cáo.

+ Chương VIII: Kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, phá sản, giải thể, thanh lý tổ chức tín dụng.

+ Chương IX: Cơ quan quản lý nhà nước.

+ Chương X: Điều khoản thi hành.

Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ngân hàng nhà nước chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 mà không chịu sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng.

luat to chuc tin dung 2

Phạm vi điều chỉnh và nội dung chính của Luật tổ chức tín dụng.

2. Một số điểm mới của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 2017.

Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD 2017 có rất nhiều các điểm mới nhằm làm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật hiện có và tạo sự thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật khác.

- Bổ sung một số từ ngữ được giải thích tại Điều 4: Can thiệp sớm; kiểm soát đặc biệt; phương án phục hồi;...

- Bổ sung người không được là thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương của TCTD tại Khoản 1, Điều 33.

- Bổ sung trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ tại Điều 34.

- Bổ sung tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên tại Khoản 1 Điều 50; sửa đổi điểm c, khoản 1, Điều 50 - "có bằng đại học trở lên".

- Bổ sung các quy định về kiểm soát đặc biệt: Trường hợp đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt (Điều 145); Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt (Điều 145a); chấm dứt kiểm soát đặc biệt (Điều 145b);

Luật Tổ chức tín dụng đang là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo hoạt động của tổ chức tín dụng nằm trong một khuôn khổ hợp lý, hợp pháp và có hiệu quả. Hoạt động của các tổ chức tín dụng bên cạnh chịu sự điều chỉnh của Luật này còn chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp.

Hy vọng những thông tin được chuyên mục Thư viện pháp luật trên trang Codon.vn chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với độc giả.

Bài liên quan