Kinh nghiệm mở hiệu sách hút khách, lợi nhuận cao

Kinh nghiệm mở hiệu sách

Bạn thích đọc sách, thích ở trong một không gian đầy sách? Bạn có một số vốn nho nhỏ đủ để bắt đầu kinh doanh sách, nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Những kinh nghiệm mở hiệu sách dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra định hướng cho mình.

kinh nghiem mo hieu sach

Kinh nghiệm mở cửa hàng bán sách, kinh nghiệm mở nhà sách thiếu nhi, sách kinh doanh, sách phát triển bản thân,...

I. Mở cửa hàng sách có lời không?

Với những người yêu sách, hầu như ai cũng từng có ước mơ mở một hiệu sách của riêng mình. Thế nhưng xu hướng thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường này. Ngày nay, các hiệu sách không nhiều như trước đây. Mọi người có thói quen đặt sách trên mạng vì sự thuật tiện.

Bên cạnh đó, nội dung số cũng rất phát triển. Người ta có thể mua ebook với giá rẻ hơn, gọn gàng, dễ đọc hơn so với sách in (Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin về ebook sách điện tử trên Wikipedia Tại đây)

Thế nhưng, rõ ràng vẫn còn rất nhiều người thích đọc sách, thích cảm giác cầm trên tay những cuốn sách in, ngửi mùi sách mới hay thậm chí là đọc những cuốn sách cũ nhuốm màu thời gian. Xu hướng đọc sách in đang dần quay trở lại, khiến việc mở hiệu sách là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời, giúp bạn kinh doanh trên chính sở thích đọc sách và khả năng quản lý bán hàng của mình.

có nên mở cửa hàng sách không, Kinh nghiem mo cua hang ban sach

Có nên mở cửa hàng sách không? Ý tưởng, mô hình kinh doanh nhà sách hiệu quả

II. Kinh nghiệm mở hiệu sách đắt khách, hiệu quả cao

1. Lựa chọn dòng sách chủ đạo cho hiệu sách của bạn

Điều đầu tiên bạn cần làm là cân nhắc và lựa chọn dòng sách chủ đạo cho hiệu sách của mình. Bạn có thể căn cứ vào sở thích của bản thân, nhưng tốt nhất là lựa chọn dựa trên tình hình của thị trường.

Những loại sách nào bán chạy nhất trong khu vực đó? Sách kinh doanh, ngoại ngữ, văn học, ngoại văn, kỹ năng sống, ....? Bạn muốn bán sách mới, sách cũ hay kết hợp cả hai loại?

Dĩ nhiên, nhiều hiệu sách cung cấp hầu hết các loại sách, nhưng thường thì như vậy sẽ rất khó định hướng hoặc tạo nên sự khác biệt. Những cuốn sách bạn bán có thể rất phổ biến và khó cạnh tranh. Việc xác định loại sách cũng giúp bạn lấy đó làm căn cứ để chọn nguồn cung cấp sách từ nhà xuất bản nào.

Kinh nghiệm mở nhà sách hiệu quả: Bên cạnh lên danh sách các dòng sách muốn bán, số lượng sách và nhà xuất bản bạn nhập về cũng là yếu tố ảnh hưởng tới mức chiết khấu mà bạn nhận được. Để tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh, hãy làm việc với nhiều nhà xuất bản khác nhau và lựa chọn ra nhà xuất bản có mức % lợi nhuận tốt nhất cho mình.

Kinh nghiem mo cua hang sach van phong pham

Lên danh sách các dòng sách muốn bán, kinh nghiệm mở cửa hàng sách văn phòng phẩm lợi nhuận cao

2. Chi phí mở hiệu sách

Một kế hoạch mở hiệu sách rõ ràng là điều cần thiết để thành công trong kinh doanh nói chung và mở hiệu sách nói riêng. Nó giúp bạn vạch ra các chi tiết cụ thể về doanh nghiệp của mình và chú ý tới những gì trước đây bạn chưa biết. Một vài kinh nghiệm mở hiệu sách, xác định nguồn vốn đầu tư mà bạn cần biết bao gồm:

2.1. Mở nhà cửa hàng sách cần bao nhiêu vốn

Chi phí khởi nghiệp của bạn sẽ rất khác nhau dựa trên vị trí, quy mô và chi phí lao động tại địa phương. Một số khoản tiền bạn cần bỏ ra là phí thuê địa điểm, trang trí, lắp đặt hệ thống đèn, giá sách, bảng hiệu, khuyến mãi khai trương.

Dĩ nhiên, bên cạnh những chi phí cố định trên, bạn còn cần tự trả lương cho bản thân và nhân viên (nếu có).

Như với bất kỳ loại hình kinh doanh nào, bạn phải bắt đầu bằng cách viết một kế hoạch kinh doanh thực tế. Sau đó nhìn vào tỷ suất lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm và ước tính số lượng sách bạn sẽ bán mỗi ngày để hòa vốn.

2.2. Chi phí duy trì hoạt động của hiệu sách

Tiền thuê địa điểm và nhập sách sẽ là hai chi phí liên tục lớn nhất của bạn. Tiền thuê rất dễ ước tính, nhưng sách tồn kho của bạn sẽ thay đổi tuỳ theo doanh số thực tế.

Kinh nghiem mo nha sach, Kinh nghiem mo cua hang ban sach

Mở tiệm sách cần bao nhiêu vốn? Kinh nghiệm mở cửa hàng bán sách cũ, mới các loại

3. Chọn địa điểm mở hiệu sách phù hợp nhất

Nhìn chung, địa điểm mở hiệu sách phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng khách hàng mục tiêu và dòng sách bạn cung cấp, không khí bạn muốn khách hàng của mình cảm nhận được.

Kinh nghiệm mở hiệu sách: Hiệu sách nên được mở ở gần trường học vì sự thuận tiện, dễ dàng tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu là học sinh - sinh viên và phụ huynh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mở hiệu sách ở khu vực đông dân cư, nhưng chọn nơi yên tĩnh, không nhất thiết phải ở đường lớn ồn ào.

4. Xây dựng không gian, thiết kế nhà sách nhỏ, đẹp

Không gian hiệu sách là một trong những yếu tố thu hút khách hàng. Bạn có thể tự mình thiết kế hoặc thuê thiết kế để sắp xếp sách, bố trí không gian cho tổng thể cửa hàng. Thông thường, với nhà sách, bạn có thể chọn màu tường là gam trắng hoặc những màu nền nã, sang trọng. Hoa tươi, cây xanh, đồ trang trí, ánh sáng,..., cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến tổng thể không gian nhà sách của bạn.

Một số khách hàng của nhà sách mong đợi nhiều hơn ở các trải nghiệm đọc thử sách trước khi mua. Vì thế, hãy cân nhắc đến việc thiết kế một không gian đọc thử ngay trong nhà sách với bàn, ghế, quầy bán cafe, nhạc nhẹ,...

Kinh nghiem mo cua hang sach thieu nhi

Trang trí, thiết kế nhà sách văn phòng phẩm, kinh nghiệm mở cửa hàng sách đắt khách

5. Kết hợp bán sách và văn phòng phẩm, quà tặng, đồ uống

Rất ít hiệu sách chỉ bán mỗi sách. Hầu hết đều cung cấp thêm văn phòng phẩm, quà lưu niệm, thậm chí là đồ uống đơn giản. Khi có nhiều đồ hơn, khách hàng có thể dành nhiều thời gian hơn ở hiệu sách. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có thêm lợi nhuận từ việc bán các mặt hàng khác.

Nếu có đủ vốn và không gian, bạn cũng có thể bắt đầu hiệu sách của mình theo hình thức cafe sách. Hãy tạo khu vực nhỏ có bàn ghế đơn giản để mọi người đến xem sách có thể ngồi đọc và gọi đồ uống. (Bấm tham khảo nhiều kinh nghiệm kinh doanh quán cafe thành công ở bài viết này)

6. Phát triển song song hiệu sách online và offline

Trong thời đại công nghệ như hiện nay, bạn sẽ rất khó phát triển hiệu sách của mình nếu chỉ bán sách trực tiếp tại cửa hàng. Cách tốt nhất là phát triển song song, cả hiệu sách trực tiếp và trực tuyến.

Kinh nghiệm mở nhà sách online: Kết hợp bán trên nền tảng thương mại điện tử Tiki, Shopee, Lazada,..., và bán trên fanpage Facebook. Hiệu sách online giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, đạt doanh số cao hơn.

Lưu ý: Để xây dựng hiệu sách trực tuyến hoạt động tốt bạn cũng cần dành thời gian lập kế hoạch marketing online, chụp hình, biên tập nội dung để thu hút lượt người theo dõi, tăng tương tác và số lượng đơn đặt hàng. Một số công cụ quản lý bán hàng như CóĐơn có thể giúp bạn quản lý tốt hơn các công việc cần xử lý trên fanpage Facebook . (Xem thêm tại https://codon.vn/)

kinh nghiem mo tiem sach

Mở nhà sách kinh doanh online kết hợp với offline, kinh nghiệm mở tiệm sách dễ thành công

7. Thành thạo trong bảo quản sách

Một kinh nghiệm mở hiệu sách nhỏ bạn cần biết chính là bạn cần học thành thạo các kỹ năng bảo quản sách. Sách có thể bị dính bụi, và tệ nhất là bị ẩm. Do đó, ưu tiên hàng đầu của bạn là phải thường xuyên dọn dẹp, kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ trong hiệu sách phù hợp để tránh trường hợp bẩn hoặc ẩm mốc, có mùi khó chịu.

8. Xây dựng kết nối với cộng đồng người đam mê đọc sách

Bạn có thể lập các hội, nhóm trên Facebook cho những người yêu thích dòng sách bạn cung cấp. Ngoài ra, hiệu sách của bạn cũng nên tham gia các hội sách lớn, tổ chức các chương trình đọc sách cho trẻ em mỗi lần một tuần, tặng sách cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn,...

Cuối cùng, bạn đừng quên duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhà xuất bản, đơn vị cung cấp sách bản quyền. Trong lĩnh vực kinh doanh sách, duy trì kết nối tích cực với nhà cung cấp, bạn sẽ có thể chớp thời cơ nhập được các đầu sách hót, bán chạy và kiếm lời hiệu quả

Mẹo: Nếu đang bán sách trên Facebook và muốn tìm hiểu nhiều hơn cách bán hàng trên Facebook cá nhân, Group hiệu quả, bạn có thể tìm được nhiều thông tin hữu ích trong bài viết chia sẻ mẹo bán hàng trên Facebook giúp nhân đôi doanh số mà không hề tốn kém của chúng tôi.

Trên đây là một vài kinh nghiệm mở cửa hàng sách thiếu nhi, sách ngoại văn, sách phát triển bản thân,..., hay, hữu ích mà bạn cần tham khảo trước khi bắt đầu kế hoạch kinh doanh tiệm sách của mình. Trong các trường hợp có kế hoạch bán sách với quy mô lớn, hãy tham khảo thêm kinh nghiệm mở nhà sách nhỏ của người thân, bạn bè và bổ sung vào kế hoạch kinh doanh nhà sách của mình. Chúc các bạn thành công.

Bài liên quan