Kinh nghiệm mở Shop quần áo thời trang cho người mới

Kinh nghiệm mở Shop quần áo

Bắt đầu lên ý tưởng kinh doanh Shop quần áo, có rất nhiều vấn đề khiến bạn suy nghĩ, trăn trở: Bạn sẽ bán quần áo cho đối tượng nào (nam/nữ/trẻ em)? Bán ở đâu? Nhập hàng từ nguồn nào? Cần bao nhiêu vốn? Tiếp thị qua kênh nào?...

Mới chỉ nghĩ thôi cũng khá đau đầu đúng không? Nhưng đừng lo lắng quá, bạn sẽ tìm được những kinh nghiệm mở Shop quần áo thời trang từ những bậc "tiền bối" trong ngành kinh doanh thời trang ở dưới đây. Dành thời gian đọc bài viết, ngồi xuống suy nghĩ, phác thảo ý tưởng lên giấy, lập kế hoạch kinh doanh shop quần áo chi tiết, việc mở Shop quần áo của bạn sẽ trở nên đơn giản, khả thi hơn rất nhiều.

 Kinh nghiem mo shop quan ao

Kinh nghiệm mở shop bán quần áo nam, nữ, trẻ em, thể thao online, offline

Nội dung bài viết

1. Phân tích điểm mạnh/điểm yếu của cá nhân
2. Nghiên cứu thị trường
    2.1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
    2.2. Xác định cơ hội/thách thức có thể gặp phải khi mở Shop quần áo
    2.3. Tìm hiểu về các “đối thủ” đang bán hàng giống bạn
    2.4. Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm
3. Dự toán chi phí mở shop quần áo
    3.1. Chi phí thuê mặt bằng
    3.2. Chi phí thiết kế, thi công, trang trí cửa hàng
    3.3. Chi phí nhập hàng, quản lý bán hàng
     3.4. Chi phí thuê nhân viên
4. Mở shop quần áo lấy hàng ở đâu?
5. Mở shop quần áo cần giấy tờ gì?
6. Lên kế hoạch tiếp thị shop quần áo
7. Lập kế hoạch kinh doanh dự phòng

Nội dung chi tiết

Nếu đam mê thời trang và sẵn sàng chấp nhận những thách thức từ việc mở shop bán buôn, bán lẻ quần áo, tiếp theo các bạn cần phải quan tâm đến các kinh nghiệm mở shop thời trang dưới đây.

1. Phân tích điểm mạnh/điểm yếu của cá nhân

Nếu bạn có niềm đam mê với quần áo, phụ kiện thời trang và có một số vốn nhất định, bạn có thể bắt đầu mở shop quần áo để kinh doanh kiếm lời. Tuy nhiên, giữa lúc thị trường đang cạnh tranh khốc liệt, việc phân tích điểm mạnh/điểm yếu của bản thân sẽ hỗ trợ rất tốt cho công việc kinh doanh shop quần áo của bạn sau này.

Để có thể xác định mức độ phù hợp của cá nhân với công việc kinh doanh shop quần áo, các bạn cần phải trả lời được các câu hỏi sau:

- Bạn có đủ tinh tế để lựa chọn những mẫu quần áo phù hợp với xu hướng thị trường hay không?

- Bán quần áo đòi hỏi khả năng tương tác với khách hàng, sự thân thiện, nắm bắt tâm lý, hành vi mua hàng của khách hàng, bạn có đủ kỹ năng để làm việc này hay không?

- Bạn đã có kinh nghiệm mở shop quần áo, may, thiết kế thời trang chưa? Những kinh nghiệm này có thể giúp gì cho bạn trong việc lập kế hoạch, quản lý tài chính, nhân sự ở thời điểm hiện tại không?

2. Nghiên cứu thị trường

2.1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Trước khi mở shop quần áo, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định được đối tượng khách hàng mà cửa hàng, Shop bạn phục vụ: Khách hàng của bạn là ai (nam, nữ, trẻ em, sinh viên)? Độ tuổi? Mức thu nhập trung bình tháng bao nhiêu? Sẵn sàng chi bao nhiêu cho sắm sửa quần áo hàng tháng?... Việc này sẽ giúp bạn xác định thị trường kinh doanh, sản phẩm, phong cách thiết kế, trang trí cửa hàng và các chiến lược tiếp thị sau này.

Kinh nghiệm khi mở shop quần áo từ những người đi trước cho thấy, khi bắt đầu kinh doanh quần áo, bạn không nên nhắm vào nhiều tập khách hàng cùng một lúc. Thực tế cho thấy, lựa chọn tập khách hàng rộng, bạn cần rất nhiều vốn để nhập hàng và rất dễ dẫn đến tình trạng ế hàng, tồn kho và lỗ vốn. 

kinh nghiem khi mo shop quan ao

Kinh nghiệm mở shop quần áo online, offline : Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu

2.2. Xác định cơ hội/thách thức có thể gặp phải khi mở Shop quần áo

Thị trường kinh doanh quần áo thời trang luôn cạnh tranh khốc liệt. Vì thế, sau khi xác định được tập khách hàng mục tiêu, bạn cần xác định thị trường tiềm năng, phân tích các cơ hội/thách thức mà bạn có thể gặp phải trong thị trường ấy.

Ví dụ: Nếu lựa chọn kinh doanh quần áo cho đối tượng tuổi teen, cơ hội của bạn chính là gu thẩm mỹ, cá tính thời trang cá nhân, sử dụng để lựa chọn ra các mẫu quần áo phù hợp với sở thích của giới trẻ. Thách thức mà bạn phải đối mặt là xu hướng tiêu dùng của giới trẻ không ổn định, thường xuyên thay đổi và rất nhiều đối thủ cạnh tranh từ các kênh truyền thống (cửa hàng vật lý trong khu vực), kênh online (Shop bán hàng online trên facebook, Shoppe, Lazada,... )

2.3. Tìm hiểu về các “đối thủ” đang bán hàng giống bạn

Các cửa hàng, Shop quần áo kinh doanh trước đó đã xây dựng thương hiệu và có một lượng khách hàng nhất định. Vì thế, nếu sản phẩm của bạn không nổi bật, cung cấp nhiều giá trị tốt cho khách hàng, bạn sẽ rất khó để có thể cạnh tranh và có chỗ đứng trên thị trường.

Người Việt ta có câu :"Biết người biết ta trăm trận trăm thắng". Vì thế, trước khi mở shop quần áo, bạn cần quan sát, phân tích sản phẩm, giá bán, vị trí cửa hàng, đội ngũ nhân viên, cách chăm sóc khách hàng, quảng bá thương hiệu,..., của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp để so sánh, học tập, tìm ra điểm khác biệt và tăng lợi thế cạnh tranh cho mình.

Với việc mở shop quần áo nam, nữ, trẻ em,..., bạn có thể lựa chọn kinh doanh online/ offline hoặc kết hợp cả hai. Đối thủ cạnh tranh của bạn vì thế cũng cần phân tích trực tiếp trên 2 thị trường này.

kinh nghiem mo shop ban quan ao

Kinh nghiệm mở shop bán quần áo cho người mới bắt đầu: phân tích đối thủ cạnh tranh

2.4. Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm

Bởi vì "buôn có hội, bán có phường" nên trước khi mở cửa hàng quần áo, bạn nên tận dụng tất cả các mối quan hệ của mình trò chuyện, trao đổi ý tưởng và xin lời khuyên, kinh nghiệm mở shop quần áo thời trang từ những chủ shop, cửa hàng thời gian lâu năm, những người không cạnh tranh trực tiếp với bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm kiếm, tổng hợp các mẹo, kinh nghiệm kinh doanh quần áo online, offline được chia sẻ trên internet để học hỏi, có cái nhìn tổng quan thị trường kinh doanh quần áo thời trang và tìm ra chiến lược phát triển tốt nhất cho mình. 

3. Dự toán chi phí mở shop quần áo

Để kinh doanh thành công, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng các loại chi phí cần thiết để bắt đầu và duy trì một Shop bán lẻ quần áo. Theo kinh nghiệm mở shop thời trang của chúng tôi, tổng chi phí mở shop quần áo thời trang nhỏ dao động từ khoảng vải triệu đến vài tỷ , tùy theo quy mô, phương thức kinh doanh (bán online, offline).

3.1. Chi phí thuê mặt bằng

Địa điểm, vị trí thuê mặt bằng kinh doanh là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận kinh doanh của bạn. Một shop quần áo mở ở vị trí tốt, có mật độ người qua lại cao sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý và tăng lượng ghé thăm từ khách hàng (bao gồm cả khách hàng mục tiêu và khách vãng lai).

Một vài lời khuyên hữu ích cho bạn khi tìm vị trí mở shop quần áo

- Đối với việc mua sắm quần áo, mọi người thường có thói quen đến chọn lựa, thử đồ trực tiếp tại Shop, cửa hàng rồi mới ra quyết định mua. Vì thế, hãy lựa chọn vị trí ở những khu vực đông dân cư, nơi tập trung nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn (Các vị trí bên trong trung tâm thương mại, gần nhà hàng, quán cà phê, những nơi mà mọi người thường xuyên qua lại để giải trí, thư giãn, mua sắm sẽ là gợi ý tốt mà bạn nên xem xét).

- Tìm hiểu chi phí thuê cửa hàng: Với các mặt bằng đẹp, chi phí thuê cửa hàng dao động từ 10 - 50 triệu/tháng (tùy diện tích, vị trí), chiếm khoảng 30 - 50 % tổng chi phí kinh doanh hàng tháng. Vì thế, trước khi thuê mặt bằng, các bạn nên tham khảo giá thuê thật nhiều mặt bằng khác nhau và tìm ra vị trí thuê mặt bằng kinh doanh tốt nhất cho mình.

- Kinh nghiệm mở shop quần áo online: Nếu bạn xác định chỉ mở shop quần áo online, bạn có thể tận dụng nhà riêng làm kho hoặc cho khách đến thử đồ (nếu cần thiết). Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí thuê cửa hàng so với việc mở shop quần áo theo cách truyền thống.

 kinh nghiem khi mo shop thoi trang

Kinh nghiệm mở shop bán quần áo nam, nữ, trẻ em, mẹ và bé:  Phí thuê mặt bằng kinh doanh

3.2. Chi phí thiết kế, thi công, trang trí cửa hàng

Sau khi tìm được mặt bằng phù hợp, bạn cần tìm ý tưởng thiết kế trang trí Shop quần áo của mình sao cho thật nổi bật, phù hợp với sở thích, phong cách của khách hàng mục tiêu.

Để thiết kế, trang trí cửa hàng, bạn có thể tham khảo những mẫu thiết kế cửa hàng thời trang trên internet, tự mình phân bổ không gian, mua sắm giá, kệ, móc treo, gương, rèm, decor, trang trí, thuê thợ làm biển bảng quảng cáo,..., hoặc thuê một đơn vị thiết kế thi công nội thất trọn gói.

Kinh nghiệm mở shop quần áo với hạng mục thiết kế, thi công nội thất cửa hàng:  chi phí thuê thiết kế nội thất cửa hàng từ các đơn vị thứ ba dao động từ 100.000 - 120.00/m2. Chi phí thi công nội thất tùy theo loại vật liệu, các hạng mục cần thi công trong bản vẽ thiết kế, dao động từ 70 triệu đến 300 triệu.

3.3. Chi phí nhập hàng, quản lý bán hàng

Shop quần áo của bạn sẽ không thể đi vào hoạt động nếu nó không có sẵn quần áo để bán và cho khách hàng thử. Hãy dựa vào những dữ liệu nghiên cứu thị trường đã có để phân tích, dự đoán số hàng hóa cần nhập và số vốn cần thiết để nhập hàng. Nếu mới bán hàng, đừng nên đặt hàng nhiều hơn số lượng bạn có thể bán. Nếu dồn quá nhiều tiền vào việc nhập hàng, bạn sẽ không có nhiều vốn để xử lý các vấn đề khác. Thông thường, chi phí nhập hàng cho Shop quần áo nhỏ dao động từ 100 triệu - 600 triệu.

Bên cạnh chi phí nhập hàng, các bạn cũng cần đầu tư phần mềm, ứng dụng bán hàng, quản lý đơn hàng chuyên nghiệp. Hiện tại, chi phí cho các phần mềm này dao động từ 100k -300k/tháng. Với công cụ hỗ trợ quản lý bán hàng trên Facebook Có - đơn, phí sử dụng trung bình từ 200k - 300k/tháng tùy gói.

mở shop quần áo cần bao nhiêu tiền, kinh nghiem mo shop thoi trang

Chi phí mở shop quần áo: Xác định chi phí nhập hàng

3.4. Chi phí thuê nhân viên

Với các Shop kinh doanh quần áo nhỏ, một mình bạn có thể đảm nhiệm các công việc như nhập hàng, bán hàng, thanh toán, kiểm tra kho hàng, đóng gói hàng gửi cho khách,.. Tuy nhiên, nếu không có nhiều kinh nghiệm bán hàng và bạn bận nhiều công việc khác nhau, bạn có thể nhờ người thân giúp đỡ hoặc tìm thâm nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.

Một nhân viên bán hàng lành nghề có tính cách hướng ngoại, có kỹ năng quan sát, nắm bắt tâm lý khách hàng có thể giúp họ tìm được những bộ quần áo phù hợp với tuổi tác, vóc dáng, sở thích trên kệ, từ đó tạo những trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng. Thuê những nhân viên bán hàng có kinh nghiệm cũng là cách đơn giản để bạn học hỏi kỹ năng và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.

Số lượng nhân viên cần thuê sẽ phụ thuộc vào quy mô, số lượng khách của cửa hàng. Bạn có thể xem xét thuê nhân viên toàn thời gian hoặc bán thời gian (thuê theo giờ) tùy theo lượng công việc trong shop của mình.

Kinh nghiệm khi mở shop thời trang và tuyển dụng nhân viên: chi phí thuê 1 nhân viên bán hàng toàn thời gian dao động từ 5 - 7 triệu/tháng. Chi phí thuê nhân viên bán thời gian khoảng 10k - 15k/giờ

4. Mở shop quần áo lấy hàng ở đâu?

Shop quần áo của bạn sẽ chẳng thể kinh doanh thành công nếu nó không chứa những mẫu quần áo đẹp, có giá bán phù hợp, đáp ứng được thị hiếu, sở thích của khách hàng mục tiêu.

Để thực hiện việc này, bạn cần dựa mắt thẩm mỹ của mình để lựa chọn các mẫu quần áo hợp xu hướng, có nhiều kích cỡ, kiểu dáng, hoa văn, màu sắc phổ biến trên internet và tìm ra các nhà thiết kế, các mối nhập sỉ quần áo giá tốt cho mình.

Kinh nghiệm mở shop quần áo thời trang, tìm nguồn nhập hàng quần áo giá tốt ở Việt Nam:

- Khu vực phía Bắc: Chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp, nhập trực tiếp từ Quảng Châu, Trung Quốc hoặc nhập lại từ các mối sỉ,... (Có thể xem thêm bài viết Kinh nghiệm đi chợ Ninh Hiệp)

- Khu vực phía Nam: Chợ An Đông, Chợ Bến Thành, Chợ Tân Bình, Chợ Bình Tây (Chợ lớn), ...

- Ngoài ra, các bạn có thể đặt hàng, nhập hàng từ các xưởng may gia công trong nước hoặc làm đại lý kinh doanh các sản phẩm quần áo độc quyền của các thương hiệu thời trang lớn như Aristino, Owen,...

kinh nghiem mo shop quan ao online

Kế hoạch mở shop quần áo: Tìm nguồn sỉ quần áo

5. Mở shop quần áo cần giấy tờ gì?

Trước khi mở Shop kinh doanh quần áo, rất nhiều chủ shop thắc mắc, không biết "Mở shop quần áo cần giấy tờ gì? Mở shop quần áo có phải đăng ký kinh doanh không?". Câu trả lời là "".

Tât cả các kinh nghiệm mở shop thời trang đều cho rằng, bất kể mở shop quần áo kinh doanh lớn hay nhỏ bạn cũng cần phải có giấy phép kinh doanh. Với các quy mô kinh doanh nhỏ nhỏ, bạn có thể đăng ký kinh doanh dạng cá thể/hộ gia đình. Với các quy mô lớn hơn, bạn có thể đăng ký kinh doanh dưới dạng công ty, xưởng sản xuất,... Việc đăng ký kinh doanh sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc bắt giữ hàng hóa hoặc tạm dừng kinh doanh khi bị kiểm tra bởi quản lý thị trường và các cơ quan chức năng.

6. Lên kế hoạch tiếp thị shop quần áo

Internet, kinh doanh online ngày càng phát triển, thay vì ngồi một chỗ, tận dụng các mối quan hệ quen biết để bán hàng theo cách truyền thống, các bạn có thể chủ động quảng bá, tiếp thị sản phẩm mình đang cung cấp đến khách hàng mục tiêu.

Để nhanh chóng tiếp cận khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng, các bạn cần xây dựng một bản phác thảo chiến lược, chiến thuật để xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Đó có thể là các chiến dịch marketing tại điểm bán (giảm giá, tặng quà,...) hay các chiến lược chạy quảng cáo tiếp thị trên Google, Facebook, đặt quảng cáo trên các website, blog, tạp chí chuyên về thời trang,... (Tìm hiểu thêm về chiến lược tiếp thị sản phẩm/dịch vụ tổng quan tại đây)

Các vấn đề cần quan tâm khi xây dựng kế hoạch quảng cáo, tiếp thị Shop quần áo bao gồm:

- Nghiên cứu nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu: Sở thích, tuổi tác, thói quen mua sắm, các MXH họ sử dụng,...

- Đặt tên, slogan cho Shop quần áo, xây dựng một câu chuyện về thương hiệu

- Tìm ngày, giờ tốt để khai trương cửa hàng, mời người thân, bạn bè, người quen đến dự khai trương, khuyến khích sự thăm quan mua sắm của người dân xung quanh.

- Các hình thức quảng bá online, offline có thể sử dụng:

+ Online: Xây dựng website, cập nhật Shop quần áo lên các trang MXH phổ biến như Facebook, Instagram..., hoặc các kênh TMĐT như Shoppe, Lazada, Tiki,.. Ngoài ra, các bạn cũng cần tham khảo cách viết quảng cáo bán hàng hấp dẫn, cách chạy quảng cáo tiếp thị khách hàng trên từng kênh để tiếp cận khách hàng, tăng đơn hàng,...

+ Offline: Đăng ký tham gia các buổi hội chợ, triển lãm tại địa phương, phát tờ rơi cho người dân địa phương, tổ chức các sự kiện sinh nhật, làm thẻ quà tặng cho khách quen, giảm giá bán,...

Mẹo tiếp thị, kinh nghiệm mở shop quần áo cho người mới bắt đầu: Nếu như không chuyên về marketing online, các bạn có thể thuê các đơn vị các đơn vị quảng cáo thứ 3 (agency) hoặc các cá nhân, Freelancer chuyên về marketing... Tuy nhiên, chi phí chạy quảng cáo của các đơn vị này khá lớn, chỉ nên sử dụng khi thấy những lợi ích rõ rệt về mặt doanh số, đơn hàng.

kinh nghiem mo cua hang quan ao thoi trang

Kinh nghiệm khi mở shop quần áo: Lập kế hoạch tiếp thị cửa hàng, shop quần áo

7. Lập kế hoạch kinh doanh dự phòng

Ngay cả khi bạn đã chuẩn bị và lập kế hoạch chi tiết cho việc mở shop quần áo thì cũng không thể đảm bảo rằng kế hoạch của bạn sẽ thành công 100%. Một vài nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra như bị đối thủ chơi xấu (anti fan), chủ nhà đòi lại mặt bằng kinh doanh, xu hướng tiêu dùng của khách hàng thay đổi,..., khiến bạn điêu đứng và có nguy cơ phá sản nếu không có phương án dự phòng.

Vì thế, kinh nghiệm khi mở cửa hàng quần áo rủi ro thấp nằm ở việc sở hữu các phương án kinh doanh dự phòng. Với các dự án dự phòng sẵn có, khi kế hoạch A thất bại thì còn có kế hoạch B, C để xoay xở và ứng phó.

Như vậy, Codon.vn đã chia sẻ cho bạn chi tiết kinh nghiệm mở shop bán quần áo, kinh nghiệm mở shop quần áo nam, nữ, trẻ em, thể thao,... Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn xác định tổng nguồn vốn và tự phác thảo cho mình một kế hoạch mở shop quần áo hoàn chỉnh. Chúc các bạn thành công.

Bài liên quan