Khi đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và không đăng ký kết hôn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề. Một trong số đó là vấn đề đăng ký họ cho con. Vậy khi không đăng ký kết hôn, con có được mang họ bố không?
Không đăng ký kết hôn, con có được mang họ cha không? Tìm hiểu hồ sơ, thủ tục làm giấy khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn
- Căn cứ Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký khai sinh sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ theo quy định của pháp luật, ngoài ra còn phải xuất trình giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu cha,mẹ đã đăng ký kết hôn).
- Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP khi làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con mà chưa xác định được cha thì tại phần họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ và tại phần ghi thông tin về cha trong Giấy khai sinh sẽ được để trống.
- Tuy nhiên, nếu trong trường hợp cha, mẹ không đăng ký kết hôn mà muốn con mang họ cha thì người yêu cầu đăng ký cần làm thủ tục nhận con và thủ tục đăng ký khai sinh. Theo đó, UBND cấp xã nơi cư trú của cha/mẹ kết hợp vừa giải quyết việc đăng ký khai sinh và việc nhận cha, mẹ, con theo quy định.
- Về vấn đề họ, chữ, tên đệm, dân tộc của con sẽ được xác định dựa trên sự thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì được xác định theo tập quán (Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
=> Như vậy, không đăng ký kết hôn, con có thể được mang họ bố nếu người yêu cầu đăng ký làm thủ tục nhận con và đăng ký khai sinh cho con, đồng thời bố, mẹ thỏa thuận về việc để con mang họ của bố.
Quy định con mang họ bố, thủ tục nhận con khi chưa đăng ký kết hôn cho nam giới
Chú ý: Liên quan đến vấn đề hôn nhân, cổng thông tin wikipedia.org đã có bài tổng hợp về quan hệ hôn nhân, các kiểu quan hệ hôn nhân tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Để hiểu rõ hơn về hôn nhân, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để xem thêm.
Như đã nêu ở trên, khi cha, mẹ không đăng ký kết hôn và muốn con mang họ cha thì phải đồng thời làm thủ tục nhận con sau đó làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định:
Thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, được hướng dẫn tại các Điều 14, 15, 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:
- Thành phần hồ sơ:
(1) Tờ khai nhận cha, mẹ, con.
(2) Tờ khai đăng ký khai sinh. Link tải mẫu tờ khai tại đây:
(3) Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, con: văn bản xác nhận của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan có thẩm quyền trong nước/nước ngoài; văn bản cam đoan về mối quan hê hệ cha, con theo quy định và có ít nhất 02 người làm chứng về mối quan hệ cha, con.
(4) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương.
(5) Giấy tờ phải xuất trình: CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của cha.
- Hồ sơ được nộp tại: UBND cấp xã nơi cư trú của cha, mẹ hoặc UBND cấp huyện nơi cư trú của cha, mẹ là công dân Việt Nam (đăng ký khai sinh kết hợp với nhận cha, mẹ, con khi có 1 bên yêu cầu là người nước ngoài).
- Thời hạn giải quyết (thủ tục nhận cha, con): 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.
- Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp => Công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, người đăng ký nhận cha, con ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch UBND xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
- Sau đó, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp => Công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, cập nhật cơ sở dữ liệu, cùng người đăng ký ký vào Sổ hộ tịch => Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký.
Liên quan đến vấn đề làm khai sinh cho con, bạn đọc có thể tham khảo bài viết: "Ông bà đi đăng ký khai sinh cho cháu được không" để biết đối tượng được phép đi đăng ký khai sinh cho con đúng quy định.
Cha mẹ không đăng ký kết hôn thì đăng ký khai sinh cho con cần mang theo những giấy tờ gì? Trình tự, thủ tục thực hiện
Theo quy định của pháp luật, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý nếu: Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con (Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020).
=> Như vậy, trường hợp bố, mẹ không đăng ký kết hôn con vẫn được nhập hộ khẩu nếu chủ hộ đồng ý.
Chú ý: Không chỉ quy định đối tượng làm giấy khai sinh, trình tự, thủ tục thực hiện, Luật hôn hôn nhân gia đình 2014 còn quy định về thời gian phải làm giấy khai sinh cho con. Chi tiết vấn đề này, bạn đọc có thể xem nội dung bài khi nào phải đi đăng ký khai sinh cho con? để có thêm thông tin.
- Căn cứ Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình 2014, quy định trường hợp cha, mẹ không đăng ký kết hôn, sống chung như vợ chồng thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Theo Khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình 2014, con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ và đều có nghĩa vụ giống nhau. Trong đó, cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con chưa thành niên, đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
=> Như vậy, con vẫn được cấp dưỡng khi cha, mẹ không đăng ký kết hôn (trường hợp con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình).
Với những thông tin mà Blog Codon.vn phân tích ở trên, chắc hẳn bạn đọc đã tìm được đáp án cho câu hỏi không đăng ký kết hôn, con có được mang họ bố không? và tiến hành làm thủ tục nhận con kết hợp với làm khai sinh theo quy định. Điều này cũng giúp cho trẻ có đầy đủ thông tin của cả bố và mẹ trên giấy khai sinh của mình.