Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn phạt bao nhiêu?

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn phạt bao nhiêu?

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn khi được yêu cầu. Với hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn phạt bao nhiêu?

khong chap hanh yeu cau kiem tra nong do con phat bao nhieu

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn phạt bao nhiêu?

Mục Lục bài viết:
1. Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn phạt bao nhiêu?
1.1. Đối với xe máy.
1.2. Đối với xe ô tô.
1.3. Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo.
1.4. Đối với xe đạp, xe đạp điện.
2. Mức phạt về nồng độ cồn.
2.1. Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
2.2. Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
2.3. Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

1. Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn phạt bao nhiêu?

Khi có yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người có thẩm quyền, người thi hành công vụ, người được yêu cầu phải chấp hành theo yêu cầu. Trường hợp, người điều khiển không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn thì sẽ bị xử phạt theo các mức phạt sau đây:

1.1. Đối với xe máy.

- Hình phạt chính:

Căn cứ Điểm g Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với người điều khiển xe máy, xe máy điện), các loại xe tương tự không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn xe máy thì bị xử phạt với mức: bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng.

- Hình phạt bổ sung:

Ngoài ra, đối với hành vi này còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (Điểm g Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

khong chap hanh yeu cau kiem tra nong do con phat bao nhieu 2

Mức phạt không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn xe máy

1.2. Đối với xe ô tô.

- Hình phạt chính:

Đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe khác tương tự xe ô tô có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ khi có yêu cầu thì bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng

Đây là nội dung được quy định tại Điểm b Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

- Hình phạt bổ sung: người điều khiển xe còn bị tước bằng lái từ 22 - 24 tháng theo Điểm h Khoản 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Cùng với mức phạt về nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông, pháp luật cũng quy định các trường hợp đèn đỏ chủ phương tiện được rẽ phải mà không bị phạt. Để nắm được quy định pháp luật về vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu trong bài gặp đèn đỏ có được rẽ phải không? của Codon.vn.

1.3. Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo.

- Hình phạt chính:

Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng đối với hành vi người điều khiển xe máy chuyên dùng, máy kéo không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn khi có yêu cầu của người thi hành công vụ (Điểm b Khoản 9 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

- Hình phạt bổ sung:

Bên cạnh hình phạt tiền, người điều khiển máy kéo có hành vi vi phạm nêu trên, còn bị tước bằng lái từ 22 - 24 tháng; đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng thì bị tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 - 24 tháng.

khong chap hanh yeu cau kiem tra nong do con phat bao nhieu 3

Mức phạt không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn Nghị định 100 của người điều khiển xe máy chuyên dùng, máy kéo

1.4. Đối với xe đạp, xe đạp điện

Người điều khiển xe đạp, xe đạp điện nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn thì cũng bị xử phạt theo điểm d khoản 4 Điều 8 Nghị định 100.

Mức phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng.

Lưu ý: Thông thường, các mức phạt không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn xe máy, ô tô, xe đạp điện, xe rơ móc,..., chủ yếu tập trung vào hình phạt hành chính (tiền mặt) hoặc phạt tước giấy phép lái xe (loại giấy tờ, chứng chỉ do cơ quan nhà nước cấp để cho phép một người cụ thể được phép vận hành phương tiện xe cơ giới trên đường). Thông tin chi tiết về đặc điểm, cách phân loại bằng lái đã được wikipedia.org chia sẻ, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để xem thêm thông tin.

2. Mức phạt về nồng độ cồn.

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong người mà bị kiểm tra, phát hiện thì sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt dựa trên lượng nồng độ cồn có trong cơ thể theo các mức sau:

2.1. Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

- Đối với xe máy: bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng và bị tước bằng lái từ 10 - 12 tháng (Điểm Khoản 6, Điểm đ Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100).

- Đối với ô tô: bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX từ 10 - 12 tháng (Điểm c Khoản 6, Điểm e Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100).

- Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo: bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 10 - 12 tháng đối với người điều khiển máy kéo/tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 10 - 12 tháng.

- Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: bị phạt tiền từ 80 - 100 nghìn đồng (Điểm q Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

2.2. Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Đối với xe máy: bị phạt tiền từ 04 - 05 triệu đồng và bị tước bằng lái từ 16 -18 tháng (Điểm c Khoản 7, Điểm e Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019)

- Đối với xe ô tô: bị phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng và bị tước bằng lái từ 16 - 18 tháng (Điểm c Khoản 8, Điểm g Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019)

- Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo: bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng và bị tước bằng lái từ 16 - 18 tháng khi điều khiển máy kéo hoặc bị tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 16 - 18 tháng khi điều khiển xe máy chuyên dùng (Điểm b Khoản 7, Điểm đ Khoản 10 Nghị định 100/2019)

- Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: bị phạt tiền từ 300 - 400 nghìn đồng (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019)

khong chap hanh yeu cau kiem tra nong do con phat bao nhieu 4

Mức phạt nồng độ cồn ô tô, xe máy mới nhất

2.3. Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Đối với xe máy: bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng và bị tước bằng lái từ 22 - 24 tháng (Điểm e Khoản 8, Điểm g Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019)

- Đối với xe ô tô: bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng và bị tước bằng lái từ 22 - 24 tháng (Điểm a Khoản 10, Điểm h Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019)

- Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo: bị phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng và bị tước bằng lái từ 22 - 24 tháng khi điều khiển máy kéo hoặc bị tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 16 - 18 tháng khi điều khiển xe máy chuyên dùng (Điểm a Khoản 9, Điểm e Khoản 10 Nghị định 100/2019)

- Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: bị phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng (Điểm c Khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019).

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn là hành vi vi phạm pháp luật, mức phạt đối với hành vi này là khá cao và ngoài ra còn bị tước bằng lái xe trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy mà người tham gia giao thông cần đọc và lưu ý đến những thông tin mà Blog Codon.vn cung cấp, tránh bị xử phạt không đáng có.

Liên quan đến tốc độ di chuyển của các phương tiện trên các khu vực địa hình, Codon.vn đã có biên tập bài Quy định về tốc độ của xe ô tô, xe máy, mời bạn đọc tham khảo để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về Luật giao thông đường bộ.

Bài liên quan