Theo quy định, CCCD (Căn cước công dân) là giấy tờ tùy thân gắn với công dân và mỗi người chỉ có một thẻ. Chính vì điều đó, nhiều cá nhân đã thế chấp, cầm cố CCCD như một loại "tài sản" để đảm bảo khoản vay với các tổ chức, cá nhân khác. Tuy nhiên, đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt. Vậy thế chấp, cầm cố CCCD bị phạt bao nhiêu?
Cầm Căn cước công dân có bị phạt không? Mức phạt thế chấp, cầm cố thẻ Căn cước công dân theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP
- Thế chấp và cầm cố là hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
- Thông thường, thế chấp, cầm cố CCCD là biện pháp bảo đảm cho hợp đồng vay tiền hay nói cách khác là bảo đảm cho nghĩa vụ trả tiền. Trong đó:
+ Thế chấp CCCD xem CCCD là loại giấy tờ giao cho bên nhận thế chấp để bảo đảm cho khoản vay "tín chấp" - tức là uy tín, ở góc độ này, có thể xem "uy tín" là "tài sản thế chấp".
+ Khác với thế chấp, cầm cố xem thẻ CCCD là một loại tài sản, là vật và trao cho người nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Thế chấp CCCD bị phạt bao nhiêu? Cầm CCCD có bị phạt không?
Lưu ý: Việc thế chấp, cầm cố được sử dụng nhiều trong các hợp đồng vay tài chính để quy đổi giá trị của vàng, trang sức quý và các đồ vật có giá và thay bằng tiền mặt. Tổng quan thông tin về cầm đồ, cầm cố, bạn đọc có thể bấm xem thêm trong nội dung bài viết này trên wikipedia.org.
- Luật căn cước công dân 2014, tại Điều 7 quy định về một trong các hành vi bị nghiêm cấm là "cầm cố, nhận cầm cố thẻ Căn cước công dân". Như vậy, công dân không được cầm cố CCCD của mình.
- Đồng thời, khi quy định mức phạt về một trong các hành vi vi phạm quy định về sử dụng thẻ CCCD tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì thế chấp thẻ CCCD cũng xác định là hành vi vi phạm pháp luật.
Nói tóm lại, công dân Việt Nam không được thế chấp, cầm cố thẻ CCCD để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình.
Lưu ý: Cùng với quy định về việc không được cầm cố, thế chấp CCCD, Nghị định 144 cũng đưa ra mức xử phạt đối với trường hợp sử dụng CCCD của người khác sai mục đích. Để hiểu thêm về mức phạt, bạn đọc có thể tìm hiểu trong bài dùng CCCD của người khác có bị phạt không và hiểu thêm thông tin.
Mức phạt được áp dụng đối với hành vi thế chấp, cầm cố thẻ CCCD, Chứng minh nhân dân được quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân vi phạm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cấm cố, thế chấp CCCD.
Cầm cố CCCD bị phạt bao nhiêu tiền? Mức xử phạt hành vi thế chấp CCCD mới nhất
Lưu ý:
- Mức xử phạt này áp dụng đối với cả bên nhận cầm cố mà không áp dụng đối với bên nhận thế chấp.
Tức là, bên nhận thế chấp sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi nhận thế chấp CCCD.
- Người từ đủ 14 tuổi trở lên thì được làm căn cước công dân (Bạn đọc có thể xem thêm thông tin về độ tuổi, thủ tục đổi CCCD theo Luật Căn cước công dân năm 2014, bạn đọc có thể xem thông tin trong bài bao nhiêu tuổi thì được làm căn cước công dân").
Tuy nhiên, người dưới 18 tuổi sẽ không thể thực hiện giao dịch thế chấp, cầm cố tài sản, do vậy, thực tế áp dụng mức phạt với đối tượng này là rất ít.
Mặc dù mức xử phạt cao, tuy nhiên, hành vi cầm cố chứng minh nhân dân còn rất phổ biến. Bởi thủ tục nhanh chóng, đơn giản, sớm nhận được tiền vay và linh hoạt trong thời gian vay.
Tuy nhiên, mặt trái của cầm cố CCCD là lãi suất vay cao, khoản vay được bảo đảm thường thấp. Cầm cố CCCD thường vay được số tiền giao động từ 3- 5 triệu.
Thông tin thế chấp, cầm cố CCCD bị phạt bao nhiêu? đã được Blog Codon.vn chia sẻ. Có thể thấy, thế chấp, cầm cố CCCD là hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến nhiều hệ lụy. Điều này đòi hỏi sự chủ động của người dân trong việc ngừng thực hiện hành vi và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc phát hiện và xử lý nhanh chóng, hiệu quả hành vi vi phạm.