Hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội là đặc trưng để nhận biết cá nhân làm việc trong lực lượng này và "thứ bậc" giữa nhiều cá nhân trong một ngành. Cấp bậc quân hàm giữa các chủ thể là có sự khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thời gian công tác, hoạt động trong lực lượng vũ trang. Blog Codon.vn thông tin về cấp bậc trong quân đội như sau.
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bao nhiêu cấp bậc? Gồm những bậc quân hàm nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay, chủ thể được mang quân hàm trong Quân đội bao gồm:
- Sĩ quan theo Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999. Đây là cán bộ của Đảng và Nhà nước, là lực lượng nòng cốt của lực lượng quân đội.
- Quân nhân chuyên nghiệp theo Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015. Là lực lượng thực hiện hoạt động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ trong quân đội.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Là những cá nhân đang phục vụ trong lực lượng của Quân đội khi tham gia nghĩa vụ quân sự.
Hệ thống cấp bậc quân hàm đối với các chủ thể là có sự khác nhau. Việc xác định quân hàm là cũng là cách để xác định được mức lương được áp dụng đối với họ. Quy định pháp luật về vấn đề này, mời bạn đọc xem chi tiết tại nội dung bài tổng hợp "Bảng lương công an quân đội năm 2022" của Codon.vn.
Sĩ quan được áp dụng hệ thống gồm 03 cấp và 12 bậc, cụ thể:
- Cấp úy:
+ Thiếu úy.
+ Trung úy.
+ Thượng úy.
+ Đại úy.
- Cấp tá:
+ Thiếu tá.
+ Trung tá.
+ Thượng tá
+ Đại tá.
- Cấp tướng:
+ Thiếu tướng.
+ Trung tướng.
+ Thượng tướng.
+ Đại tướng.
Đại tướng là cấp bậc quân hàm cao nhất và chỉ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới được phong cấp bậc quân hàm này. (Để được bổ nhiệm làm Bộ trưởng bộ Quốc phòng, cá nhân người được bổ nhiệm cần thỏa mãn các tiêu chuẩn về cấp bậc quân hàm cũng như các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương,... Toàn bộ thông tin về chức năng, nhiệm vụ, danh sách Bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam đương nhiệm qua các thời kỳ đã được wikipedia.org tổng hơp, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để tìm hiểu thêm).
Các cấp bậc quân hàm này được quy định tại Điều 10 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999.
Điều 16 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng xác định hệ thống quân nhân chuyên nghiệp gồm 02 cấp và 07 bậc, cụ thể:
- Cấp úy:
+ Thiếu úy.
+ Trung úy.
+ Thượng úy.
+ Đại úy.
- Cấp tá:
+ Trung tá.
+ Thượng tá.
Bậc quân hàm cao nhất lần lượt xếp theo sơ cấp, trung cấp, cao cấp là Thiếu tá, Trung tá và Thượng tá.
- Đối với hạ sĩ quan bao gồm một cấp và 03 bậc: Hạ sĩ, trung sĩ và Thượng sĩ.
- Đối với binh sĩ bao gồm cấp bậc quân hàm là binh nhất, binh nhì.
Cấp bậc quân hàm trong quân đội được thể hiện qua ký hiệu vạch và ngôi sao được đính trên cầu vai của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ.
- Đối với sĩ quan.
Thực tế, cách nhận biết qua số lượng sao và gạch trên cầu vai giữa sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp là giống nhau.
- Đối với hạ sĩ quan.
- Đối với binh sĩ
Để được thăng quân hàm, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện, trong đó có thời hạn xét thăng quân hàm.
- Đối với sĩ quan tại ngũ. Theo quy định tại Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2014 thì thời gian xét thăng quân hàm như sau:
+ Từ thiếu úy lên Trung úy: 2 năm.
+ Từ Trung úy lên Thượng úy, Thượng úy lên Đại úy: 3 năm.
+ Sau đó từ Đại úy trở lên, cứ 4 năm thì lên một bậc.
Từ Đại tá trở đi, cứ tối thiểu 04 năm thì được lên một bậc (có thể hơn 04 năm).
Có thể xét thăng quân hàm vượt bậc nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm đối với chức danh, chức vụ đang giữ. Ví dụ: Đại đội trưởng là Đại úy thì khi xét thăng quân hàm vượt bậc không vượt quá mức đó.
- Đối với hạ sĩ quan, bình sĩ.
Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định về thời hạn xét thăng cấp bậc quân hàm như sau:
+ Bình nhì lên binh nhất: đủ 06 tháng phục vụ tại ngũ.
+ Binh nhất lên Hạ sĩ: không xét thời hạn nếu được bổ nhiệm chức vụ Phó Tiểu đội trưởng hoặc chức vụ tương đương hoặc đã giữ bậc binh nhất đủ 06 tháng.
+ Từ Hạ sĩ lên Trung sĩ: Không xét thời hạn nếu được bổ nhiệm chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc chức vụ tương đương hoặc đã giữ cấp bậc hạ sĩ đủ 06 tháng.
+ Từ trung sĩ lên Thượng sĩ: Không xét thời hạn nếu trung sĩ được bổ nhiệm chức Phó trung đội trưởng hoặc tương đương hoặc giữ cấp bậc trung sĩ đủ 06 tháng.
Tương tự như quân nhân công tác trong quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ công an làm việc trong cơ quan Công an cũng được nâng lương nếu đạt tiêu chuẩn cấp bậc quân hàm và hoàn thành công việc được giao. Bạn đọc có thể tìm hiểu bài chia sẻ thời gian xét thăng cấp bậc hàm công an, quân đội nhân dân để tiện so sánh về điều kiện, thời gian nâng lương của 2 ngành này.
Hệ thống cấp bậc quân hàm trong quân đội mang tính chất ổn định và được áp dụng thống nhất để tạo nên đặc trưng riêng biệt. Để nhận biết được cấp bậc quân hàm thì cần chú ý đến số lượng vạch, số lượng sao trên cầu vai của chủ thể có quân hàm theo nguyên tắc: Thiếu, trung, thượng, đại (1,2,3,4 sao) và Úy, tá, tướng (1 vạch, 2 vạch và 0 vạch).