Mỗi nhà tuyển dụng thường có một phong cách phỏng vấn khác nhau, tuy nhiên, trước khi cuộc phỏng vấn thật sự diễn ra, đa số họ đều yêu cầu bạn giới thiệu về bản thân. Câu hỏi này có thể được đặt ra để tạo không gian cởi mở, thân thiện đồng thời cho nhà phỏng vấn thấy được một bản tóm tắt ngắn gọn về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của bạn
Vậy làm sao để trả lời phỏng vấn hãy nói về bản thân bạn hay, chuyên nghiệp, giúp bạn ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng và nắm giữ cơ hội đi tiếp vào vòng trong? Cùng chuyên mục Blog của Codon.vn tìm hiểu câu trả lời trong bài viết hướng dẫn cách giới thiệu bản thân dưới đây.
Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Việt, tiếng Anh, hướng dẫn cách giới thiệu bản thân cho công việc thực tập, phỏng vấn câu lạc bộ, kế toán, ngân hàng, cho sinh viên, tester,...
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là cách thức giao tiếp cơ bản, giúp nhà tuyển dụng và ứng viên làm quen, kết nối với nhau trước khi cuộc phỏng vấn thực sự diễn ra. Ngoài nhiệm vụ làm quen, tạo bầu không khí thoải mái, phần giới thiệu bản thân còn giúp nhà tuyển dụng nắm được khái quát thông tin về ứng viên, hiểu và đo lường sự tự tin, sự phù hợp của ứng viên với vị trí công việc mà công ty đang tuyển dụng.
Ngoài việc bắt đầu bằng câu hỏi phỏng vấn:"hãy nói về bản thân bạn", sau khi trải qua quá trình chào hỏi thông thường, một số nhà tuyển dụng còn có thể mở đầu câu hỏi giới thiệu bản thân của ứng viên với với nhiều dạng câu hỏi tương tự như:
- Bạn hãy giới thiệu đôi chút về bản thân mình
- Hãy cho tôi biết thêm về lý lịch của bạn
- Bạn có thể dùng 3 từ để nói về bản thân mình?
....
Các câu hỏi giới thiệu bản thân có thể lặp lại nhiều lần trước khi cuộc gặp gỡ thực sự diễn ra. Nó có thể xảy ra tại khu vực tiếp đón của lễ tân, trong không gian phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng,... Và bạn cần chuẩn bị trả lời câu hỏi này thật kỹ để gây ấn tượng tốt với họ.
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc là thời điểm quan trọng nhất đối với ứng viên để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Về cơ bản, phỏng vấn tuyển dụng là cuộc đối thoại có chủ đích, giúp nhà tuyển dụng tìm được ứng viên (người lao động) tiềm năng, phù hợp với vị trí công việc. Trong vai trò của người lao động, để gia tăng cơ hội trúng tuyển, bạn cần phải thể hiện rõ được năng lực, phẩm chất, kỹ năng của mình với công việc. Nếu muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn về lực lượng lao động và độ tuổi tham gia, bạn cần tham khảo thêm định nghĩa đầy đủ trên wikipedia.org qua nội dung bài viết này.
Có một số công thức nhất định để bạn bắt đầu giới thiệu về bản thân mình và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Công thức mà bạn cần bám sát để trả lời là:
- Hiện tại: Giới thiệu các thông tin cá nhân bao gồm tên, tuổi, vị trí công việc....
- Quá khứ: Chia sẻ các thông tin về trình độ, trường tốt nghiệp, kinh nghiệm làm việc, các vị trí công việc đã đảm nhận
- Tương lai: Nêu rõ mục tiêu cá nhân trong tương lai và lý do tại sao bạn quan tâm đến buổi phỏng vấn công việc này
Cùng với việc chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn giới thiệu bản thân khi xin việc, CV cũng là yếu tố quan trọng, giúp bạn thể hiện bản thân và chứng minh sự phù hợp của bản thân với công việc. Nếu chưa biết viết CV xin việc thế nào, bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết này của Codon.vn.
Thông thường, câu trả lời về bản thân thường không ngắn hơn 60s và không nhiều hơn 2 phút. Vì thế, để có thể giới thiệu phỏng vấn với người phỏng vấn và để lại ấn tượng tuyệt vời, bạn cần chuẩn bị những nội dung sau:
Nghiên cứu về công ty sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về văn hóa, quy mô, lĩnh vực hoạt động của công ty để hiểu về vai trò công việc đang ứng tuyển và điều chỉnh câu trả lời giới thiệu bản thân khi phỏng vấn một cách phù hợp
Tiếp theo, với vai trò là một người nộp đơn xin việc, bạn cần suy nghĩ các kỹ năng cá nhân có thể sử dụng để hoàn thành tốt công việc mà công ty đang yêu cầu. Việc này sẽ giúp bạn lựa chọn ra các kỹ năng tốt nhất để giới thiệu với nhà tuyển dụng và chứng minh mình là người phù hợp.
Nghiên cứu kỹ năng, phẩm chất cá nhân: Mẹo lập kế hoạch giới thiệu bản thân trước khi phỏng vấn
Sau khi giành thời gian nghiên cứu về công ty bạn đã hiểu rõ hơn về sứ mệnh, mục tiêu và lĩnh vực hoạt động của công ty. Đây là lúc bạn cần liên hệ nó với dự định phát triển tương lai của cá nhân và giải thích, bày tỏ sự phấn khích của cá nhân khi được đồng hành làm việc cùng công ty trong tương lai.
Sự tự tin luôn là yếu tố giúp ích cho bạn trước bất kỳ cuộc phỏng vấn tuyển dụng nào. Vì thế, khi bắt đầu chào hỏi và giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng, bạn hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể bằng cách giữ vai thẳng, mỉm cười. Việc này sẽ giúp bạn truyền đạt sự cởi mở, thân thiện và giúp nhà tuyển dụng hình dung ra bạn có thể giao tiếp, ứng xử khéo léo, tự tin với đồng nghiệp sau này.
Một cách đơn giản để bạn tự tin thể hiện bản thân trong cuộc phỏng vấn bằng cách suy nghĩ về những gì cần nói và đứng nói trước gương. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè về tổng quan phần giới thiệu của bạn, cả về cách ăn mặc, ngôn ngữ cơ thể và những gì bạn cần nói.
Hãy cố gắng giới thiệu bản thân một cách ngắn gọn và logic nhất có thể, tránh dài dòng và cường điệu hóa. Đừng quên cho nhà tuyển dụng thấy được những kinh nghiệm làm việc của bản thân và điều quan trọng là cần làm nổi bật được giá trị mà bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp bởi đây mới thực sự là điều mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Nhà tuyển dụng rất trân trọng sự chân thành và trung thực của mỗi ứng viên. Bởi vậy hãy chân thành và trung thực với những gì mình có, đây sẽ là cách nhanh nhất có được lòng tin của nhà tuyển dụng. Bạn hoàn toàn có thể tạo ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc với nhà tuyển dụng nhờ việc giới thiệu về bản thân một cách chân thành và thẳng thực.
Chân thành và trung thực: Hướng dẫn cách giới thiệu bản thân đơn giản, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng không hề quan tâm đến bạn là ai, đời sống cá nhân của bạn như thế nào. Điều họ qua tâm đó là kỹ năng, kinh nghiệm và giá trị bạn có thể mang lại. Vậy nên đừng nói quá nhiều về những thông tin cá nhân như sở thích, đam mê của bạn mà hãy dành thời gian cho nhà tuyển dụng thấy được giá trị của bản thân nhé!
Trước khi giới thiệu bản thân bạn nên gửi đôi lời chào đến nhà tuyển dụng bởi đây là một cách hiệu quả giúp bạn trở nên ấn tượng hơn. Tiếp đến hãy cho họ thấy bạn trân trọng cuộc phỏng vấn này như thế nào. Khi bắt đầu giới thiệu bản thân tốt hơn hết bạn nên dành một chút thời gian để nói qua về bản thân chẳng hạn như tên tuổi, nơi ở, đã học và tốt nghiệp trường gì...
Đừng dành quá nhiều thời gian để giới thiệu về thông tin cá nhân của bản thân bởi đó không phải là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm. Hãy tập trung giới thiệu về trình độ học vấn của bạn chẳng hạn như bạn đã tốt nghiệp trường gì, chuyên ngành nào, điểm trung bình tích lũy là bao nhiêu. Nếu như bạn đã từng tham gia một vài khóa học bên ngoài có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển và nhận được chứng chỉ thì cũng đừng quên giới thiệu nhé!
Nếu bạn đã từng trải qua nhiều cuộc phỏng vấn và tự tin vào kỹ năng giới thiệu bản thân của chính mình thì sau khi bước vào phòng phỏng vấn, gửi lời chào đến các nhà tuyển dụng và bày tỏ sự trân trọng của bản thân, bạn có thể bắt đầu giới thiệu về bản thân mình luôn. Giới thiệu về công việc và tổ chức bạn đã làm gần đây là một cách giới thiệu rất hay và có thể tạo ấn tượng sâu sắc với nhà tuyển dụng. Nhưng cũng đừng quên bày tỏ thái độ tích cực với công việc mà bạn đang đề cập đến nhé!
Đừng ngại chia sẻ một chút về về sở thích và đam mê của bạn. Thực tế, khá nhiều nhà tuyển dụng quan tâm về điều này bởi sở thích và đam mê có thể đôi phần phản ánh được tính cách và con người bạn.
Chia sẻ về sở thích, đam mê cá nhân: Mẹo trả lời phỏng vấn hãy giới thiệu về bản thân em hay, ấn tượng
Nếu như phần mở đầu đã được bạn rất lưu tâm và thể hiện rất tốt thì hãy cố kết thúc phần giới thiệu một cách trọn vẹn. Bạn có thể kết thúc phần giới thiệu của mình bằng cách bày tỏ mong muốn và hy vọng có thể đảm nhận công việc này hay bản thân đã chuẩn bị kỹ lưỡng như thế nào cho vị trí công việc này. Đặc biệt đừng quên thông báo với nhà tuyển dụng rằng bạn đã kết thúc phần giới thiệu để họ có thể chủ động chuyển sang phần phỏng vấn khác.
Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt
Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh
Phần kết
Có lẽ không có gì quý hơn kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách giới thiệu bản thân tùy thuộc vào hoàn cảnh của các buổi phỏng vấn khác nhau.
Nhà tuyển dụng thường có xu hướng chú ý đến những lỗi nhỏ của bạn nếu bạn trông có vẻ căng thẳng và đầy lo lắng. Vậy nên hãy bước vào cuộc phỏng vấn với phong thái tự tin nhất có thể và cũng đừng quên giao tiếp bằng mắt, sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn nhé!
Cuối cùng, hi vọng bạn hiểu rằng kinh nghiệm và kỹ năng làm việc luôn là yếu tố vô cùng quan trọng và luôn được đánh giá rất cao. Vậy nên việc bạn chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi tình huống của cuộc phỏng vấn là vô cùng quan trong nhưng kỹ năng và kinh nghiệm làm việc còn quan trọng hơn gấp bội phần. Chính vì vậy, hãy thường xuyên trau dồi những kỹ năng và kiến thức mới để bản thân trở nên ưu tú hơn, có như vậy bạn chắc chắn sẽ thành công trong các cuộc phỏng vấn.
Sau khi giới thiệu bản thân, bạn sẽ bước vào cuộc phỏng vấn chính thức với nhà tuyển dụng. Lúc này, bạn cần chuẩn bị trước các câu hỏi phỏng vấn thường gặp để khéo léo trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Một trong số đó là câu hỏi tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ. Chi tiết mẹo trả lời câu hỏi này đã được Codon.vn tổng hợp ở bài viết cách trả lời "Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ "? Mời bạn đọc tham khảo.