Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Thăng hạng giáo viên có thể được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Mỗi cách thức đều có cách thức, nội dung, hình thức riêng để đảm bảo chất lượng giáo viên thăng hạng. Nhưng trước hết, giáo viên khi muốn xét thăng hạng thì phải đáp ứng đủ điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.

dieu kien xet thang hang chuc danh nghe nghiep giao vien

Khi nào giáo viên được xét thăng hạng chức danh? Tìm hiểu điều kiện thăng hạng giáo viên mới nhất

Mục Lục bài viết:
1. Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
2. Hồ sơ xét thăng hạng giáo viên gồm những gì?
3. Nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
3.1. Xét thăng hạng giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I.
3.2. Xét thăng hạng giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II.

1. Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.

- Thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên là việc giáo viên được bổ nhiệm lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp. Để hiểu thêm về thăng hạng giáo viên, độc giả xem tại quy định về thi thăng hạng giáo viên tiểu học, THCS, THPT.

- Trước đây, điều kiện thi thăng hạng và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên được quy định tại 02 Thông tư khác nhau, tuy nhiên theo Thông tư 34 xét thăng hạng giáo viên, hiện nay, điều kiện thi và xét thăng hạng là giống nhau.

- Tại Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT đòi hỏi giáo viên xét thăng hạng phải có đủ các điều kiện dưới đây:

+ Cơ sở giáo dục có nhu cầu, người đứng đầu cơ quan quản lý cử đi xét thăng hạng.

+ Trong năm công tác liền kề trước năm xét thăng hạng, giáo viên phải được xếp loại chất lượng tối thiểu ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Giáo viên phải có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt.

+ Không trong thời gian thực hiện các quy định về kỷ luật viên chức.

+ Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận. Đây là điều kiện mới được bổ sung tại Thông tư 34.

+ Xét tuyển hạng chức danh nghề nghiệp nào thì phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng đó.

2. Hồ sơ xét thăng hạng giáo viên gồm những gì?

- Hồ sơ xét thăng hạng giáo viên là những giấy tờ chứng minh điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, do đó, giáo viên cần lưu ý như sau:

- Hồ sơ xét thăng hạng giáo viên được sử dụng theo hồ sơ xét thăng hạng đối với viên chức nói chung tại Điều 36 Nghị định 115/2020?NĐ-CP, cụ thể:

+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi giáo viên làm việc..

dieu kien xet thang hang chuc danh nghe nghiep giao vien 2

Xét thăng hạng giáo viên cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

+ Bản nhận xét, đánh giá của hiệu trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý về các tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng giáo viên.

+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.

- Ngoài các loại giấy tờ kể trên, giáo viên còn cần nộp các minh chứng đạt tiêu chuẩn của hàng chứng danh nghề nghiệp đăng ký dự xét được quy định tại Phụ lục Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT. Để biết thêm về các minh chứng, độc giả xem chi tiết tại bài viết hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện dự thi/xét thăng hạng giáo viên.

3. Nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Căn cứ Điều 5, Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT quy định về nội dung, hình thức xét thăng hạng như sau:

3.1. Xét thăng hạng giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I.

- Vòng 1: Xét, chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

- Vòng 2: (nếu điểm hồ sơ đạt 100 điểm) thì tham dự kiểm tra, sát hạch theo hình thức trắc nghiệm hoặc phỏng vấn:

+ Bài trắc nghiệm: (1) Thời gian 60 phút; (2) Nội dung: chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật về giáo dục, nhiệm vụ của nhà giáo theo từng hạng chức danh tương ứng với mỗi cấp học; (3) Dung lượng: tối đa 60 câu; (4) Tổng điểm: 30 điểm; (5) Phương thức: Giấy hoặc máy tính.

+ Bài phỏng vấn: (1) Thời gian: tối đa 15 phút/người; (2) Nội dung: Tương tự như bài thi trắc nghiệm; (3) Tổng điểm 30; (4) Phương thức: Trực tiếp.

3.2. Xét thăng hạng giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II.

- Chỉ thực hiện xét, chấm điểm hồ sơ đăng ký xét thăng hạng theo tiêu chuẩn chức danh giáo viên hạng II cho từng cấp học.

Trên đây là những nội dung về điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên được Blog Codon.vn tổng hợp và phân tích. Giáo viên cần nắm vững và hiểu rõ các tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng để chủ động trong quá trình lựa chọn phương thức thăng hạng giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mình.

Lưu ý: Thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên khác với nội dung về chuyển hạng giáo viên các cấp đã được Codon.vn chia sẻ tại bài viết: Hướng dẫn chuyển hạng giáo viên các cấp năm 2022

Bài liên quan