Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng là hoạt động chuyên môn quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Chính vì điều đó, pháp luật quy định rất rõ về điều kiện kinh doanh dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, nhằm xác định được trách nhiệm và năng lực của tổ chức ngay từ đầu.
Điều kiện cấp giấy phép thành lập công ty kinh doanh dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định của Luật xây dựng 2014
- "Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình" là một trong hai điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế được quy định tại Khoản 1, Điều 154, Luật Xây dựng 2014.
- Điều kiện năng lực gắn với từng hạng năng lực cụ thể, được ghi nhận tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
* Hạng I.
- Cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm, chủ trì: có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với chuyên môn.
- Cá nhân tham gia thực hiện: Có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp.
- Số lượng công trình đã thiết kế, thẩm tra thiết kế: tối thiểu 01 công trình từ cấp I trở lên/ 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.
* Hạng II.
- Cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm, chủ trì: có chứng chỉ hành nghề hạng II phù hợp với chuyên môn.
- Cá nhân tham gia thực hiện: Có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp.
- Số lượng công trình đã thiết kế, thẩm tra thiết kế: tối thiểu 01 công trình từ cấp II trở lên/ 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.
* Hạng III.
- Cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm, chủ trì: có chứng chỉ hành nghề hạng III phù hợp với chuyên môn.
- Cá nhân tham gia thực hiện: Có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp.
Quy định về năng lực thiết kế xây dựng của cá nhân, tổ chức
Lưu ý:
- Trong các hạng xác định điều kiện năng lực nêu trên, hạng I là hạng có trình độ năng lực cao nhất, tổ chức được hoạt động đối với các công trình cùng loại. Tổ chức có năng lực hạng II và hạng III không được thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình hạng I mà chỉ được thực hiện từ công trình hạng tương đương trở xuống.
- Các hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng đều là các hạng mục nằm trong hoạt động tư vấn xây dựng của các cá nhân, tổ chức được cấp phép hành nghề. Để có thêm thông tin về định nghĩa, cách phân loại tư vấn xây dựng, hạng kỹ sư tư vấn xây dựng, bạn đọc có thể bấm xem tổng quan thông tin trên wikipedia.org qua bài viết này.
Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, tư vấn thiết kế xây dựng phải được thể hiện qua chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
* Thời hạn có hiệu lực của chứng chỉ: Tối đa 10 năm.
* Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực được thực hiện theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Điều 87 và Điều 90, cụ thể:
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ (Mẫu 04 Phụ lục IV Nghị định 15);
+ Quyết định thành lập tổ chức (bản sao có chứng thực);
+ Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ đối với người đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế, các văn bằng khác nếu có (bản sao có chứng thực);
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
+ Phương thức nộp: Trực tiếp/trực tuyến/đường bưu điện.
- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, nếu đủ hồ sơ hợp lệ thì cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày nếu là cấp lần đầu.
- Bước 4: Nhận chứng chỉ năng lực.
Lưu ý: Liên quan đến lĩnh vực xây dựng, Điều 157 Luật xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung Luật xây dựng 2020 cũng quy định điều kiện để tổ chức được phép kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình. Toàn bộ nội dung của vấn đề này đã được Codon.vn chia sẻ trogn bài Điều kiện kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình, mời bạn đọc tham khảo để có thêm thông tin.
* Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.
- Bộ xây dựng (cơ quan chuyên môn về xây dựng): cấp chứng chỉ hạng I.
- Sở Xây dựng: cấp chứng chỉ hạng II, III.
Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định về điều kiện đối với cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra xây dựng là:
"Phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình".
Yêu cầu về chứng chỉ hành nghề tương ứng với các loại công trình được quy định tại Điểm c, Khoản 4, Điều 89, Nghị định 15/2021/NĐ-CP, bao gồm:
- Công trình dân dụng, công nghiệp.
- Công trình giao thông.
- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật.
Người đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì còn phải đáp ứng điều kiện trong điều kiện năng lực của tổ chức được nêu ở mục 1.1.
Điều kiện để cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế xây dựng
Với rất nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau (kinh doanh giải pháp kỹ thuật, kinh doanh thiết bị, thi công, lắp đặt hệ thống PCCC), phòng cháy chữa cháy là lĩnh vực kinh doanh nhiều tiềm năng, được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn đâu tư. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Để được cấp giấy phép hoạt động, cá nhân, tổ chức cần đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Nội dung bài viết chia sẻ Điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy sẽ giúp bạn hiểu, nắm rõ quy định pháp luật về vấn đề này.
* Điều kiện cấp chứng chỉ:
Xếp theo từng hạng chứng chỉ, quy định tại Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP nêu rõ điều kiện cấp chứng chỉ như sau:
- Hạng I:
+ Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Trình độ đại học có chuyên ngành thích hợp.
+ Kinh nghiệm hành nghề đối với công việc được đề nghị cấp chứng chỉ: tối thiểu 07 năm.
- Hạng II:
+ Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Trình độ đại học có chuyên ngành thích hợp.
+ Kinh nghiệm hành nghề đối với công việc được đề nghị cấp chứng chỉ: tối thiểu 04 năm.
- Hạng III:
+ Trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành phù hợp.
+ Kinh nghiệm làm việc nếu là đại học tối thiểu 02 năm và tối thiểu 03 năm nếu trình độ cao đẳng.
* Thời hạn chứng chỉ: 05 năm.
* Thẩm quyền cấp chứng chỉ: tương tự như đối với cơ quan cấp chứng chỉ năng lực tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng đã được Blog Codon.vn chia sẻ. Có thể thấy, quy định pháp luật về điều kiện thiết kế, thẩm tra thiết kế không làm mất định tính chất của dịch vụ này - là hoạt động sinh lợi vì vậy, khi ký hợp đồng với nhà đầu tư, tổ chức hoạt động nghề nghiệp phải có trách nhiệm và năng lực để tạo tiền đề cho các hoạt động xây dựng khác được diễn ra thuận lợi và tốt hơn.