Đang bị tạm giữ bằng lái xe có được tham gia giao thông không?

Đang bị tạm giữ bằng lái xe có được tham gia giao thông không?

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp người tham gia giao thông bị lực lượng cảnh sát giao thông tạm giữ bằng lái xe vì có hành vi vi phạm pháp luật. Trong khi đang bị tạm giữ bằng lái xe có được tham gia giao thông không?

dang bi tam giu bang lai xe co duoc tham gia giao thong khong

Bị giữ bằng lái xe 11 tháng có được lái xe không? Tìm hiểu quy định về tạm giữ giấy phép lái xe

Mục Lục bài viết:
1. Các trường hợp tạm giữ bằng lái xe
2. Đang bị tạm giữ bằng lái xe có được tham gia giao thông không?
3. Câu hỏi liên quan.
3.1. Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ.
3.2. Bị giữ bằng lái xe có làm lại được không?
3.3. Lấy lại bằng lái xe khi bị tạm giữ ở đâu?

* Danh mục từ viết tắt

- GPLX: Giấy phép lái xe.

1. Các trường hợp tạm giữ bằng lái xe.

Tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Điểm b Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc tạm giữ GPLX (bằng lái xe) như sau:

- Việc tạm giữ bằng bằng lái xe nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt hành chính.

- Việc tạm giữ bằng lái xe để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

- Việc tạm giữ bằng lái xe được áp dụng trong một số trường hợp thật sự cần thiết để ngăn chặn hành vi vi phạm hành mà nếu không ngăn chặn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

Căn cứ Khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ của cá nhân, tổ chức cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt theo thứ tự như sau:

1- Bằng lái xe (GPLX)

2- Giấy phép lưu hành phương tiện (giấy chứng nhận đăng ký xe)

3- Giấy tờ khác có liên quan.

=> Từ những căn cứ nêu trên, khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ bằng lái xe của họ. Trường hợp cá nhân, tổ chức không có những loại giấy tờ nêu trên thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

dang bi tam giu bang lai xe co duoc tham gia giao thong khong 2

Các trường hợp tạm giữ giấy phép lái xe

Chú ý: Hiện tại, các quy định về các trường hợp tạm giữ giấy phép lái xe được quy định và quản lý bởi Bộ Giao thông Vận tải. Để hiểu rõ hơn về lịch sử, nhiệm vụ và chức năng của cơ quan quản lý nhà nước này, bạn đọc có thể tham khảo thông tin trên wikipedia.org qua bài viết này.

2. Đang bị tạm giữ bằng lái xe có được tham gia giao thông không?

Căn cứ Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung bởi Điểm b Khoản 64 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2020, thời hạn tạm giữ bằng lái xe là 07 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ, trường hợp phải chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ là 10 ngày kể từ ngày tạm giữ.

- Thời hạn tạm giữ có thể kéo dài nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

- Khi chủ điều khiển phương tiện bị tạm giữ bằng lái xe theo quy định, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính đã được lập => Người vi phạm vẫn chưa đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện giao thông/đưa phương tiện đó ra để tham gia giao thông => Người vi phạm sẽ bị áp dụng xử phạt về hành vi không có giấy tờ.

Như vậy, có thể hiểu: đang bị tạm giữ bằng lái xe thì người bị tạm giữ bằng lái vẫn có thể tham gia giao thông.

* Mức phạt đối với hành vi không có giấy tờ: được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

- Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng: đối với xe mô tô 02 bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô (Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

- Phạt tiền từ 04 - 05 triệu đồng: đối với xe mô tô 02 bánh có dung tích xi lanh trên 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô (Điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

- Phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng: đối với xe ô tô (Điểm b khoản 8 Điều 21,sửa đổi bổ sung Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Trong trường hợp mất bằng lái xe máy, người điều khiển phương tiện phải đề nghị cấp lại, trong thời gian chời giải quyết cấp lại, cá nhân vẫn được tham gia giao thông.

dang bi tam giu bang lai xe co duoc tham gia giao thong khong 3

Bị tước giấy phép lái xe có được tham gia giao thông?

Liên quan đến các mức phạt vi phạm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định chi tiết về mức phạt lỗi không bật xi nhan khi chuyển hướng. Cá nhân điều khiển xe máy, ô tô tham gia giao thông trên đường nắm rõ luật và tránh các lỗi vi phạm, bị xử phạt theo quy định.

3. Câu hỏi liên quan.

3.1. Cách tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ.

Hiện nay, chủ phương tiện tham gia giao thông có thể tự tra cứu GPLX của mình bằng cách:

Bước 1: Truy cập đường link: https://gplx.gov.vn/

Bước 2: Nhập thông tin.

dang bi tam giu bang lai xe co duoc tham gia giao thong khong 4

Tại mục "Loại GPLX": Chọn loại giấy phép lái xe của người điều khiển đã được cấp (GPLX có thời hạn, GPLX không thời hạn, GPLX làm bằng giấy bìa)

Tại mục "Số GPLX": Điền số GPLX đã được thể hiện trong GPLX đã được cấp.

Tại mục "Ngày/Tháng/Năm sinh": Điền ngày, tháng, năm sinh của người điều khiển phương tiện.

Tại mục "Mã bảo vệ": Điền mã bảo vệ

Sau đó nhấp vào ô: "TRA CỨU GIẤY PHÉP LÁI XE"

Bước 3: Kết quả.

dang bi tam giu bang lai xe co duoc tham gia giao thong khong 5

Kết quả sẽ hiện ra như hình bên trên, từ đó người dùng dễ dàng tra cứu được những thông tin vi phạm của mình.

3.2. Bị giữ bằng lái xe có được làm lại được không?

Theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định những trường hợp được xét cấp lại bằng lái xe:

- Người có GPLX đã quá thời hạn sử dụng.

- Người có GPLX bị mất, còn thời hạn sử dụng/quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc.

- Người có GPLX bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, còn hồ sơ gốc/không còn hồ sơ gốc. 

=> Như vậy bị giữ bằng lái xe vì vi phạm giao thông không thuộc trường hợp được xét cấp lại bằng lái xe (làm lại bằng lái xe). Không chỉ không được làm lại bằng lái xe mà cá nhân cũng không được thực hiện Thủ tục đổi bằng lái xe máy

Tham gia giao thông, cùng với việc tuân thủ các loại giấy tờ bắt buộc phải mang theo, chủ phương tiện cũng cần lưu ý quy định pháp luật về việc gắn biển số xe. Trường hợp điều khiển xe không có biển số sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy xe không biển số phạt bao nhiêu tiền? Mức phạt không gắn biển số ô tô, xe máy thế nào? Bấm vào bài viết sau đây của Codon.vn bạn sẽ tìm được câu trả lời cho mình.

3.3. Lấy lại bằng lái xe khi bị tạm giữ ở đâu?

Căn cứ Khoản 2 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, việc giữ GPLX của người vi phạm phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội.

=> Nếu thuộc trường hợp vi phạm và phải nộp phạt thì người vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt vi phạm giao thông, nhận lại biên lai thu tiền => Mang biên lai đến cơ quan có thẩm quyền được ghi trong quyết định xử phạt để được lấy lại bằng lái xe.

Như vậy, chuyên mục Giao thông của website Codon.vn đã cung cấp thông tin, giúp bạn tìm được đáp án cho câu hỏi đang bị tạm giữ bằng lái xe có được tham gia giao thông không? Hãy đọc, tham khảo các bài viết trong chủ đề giao thông của chúng tôi để có thêm kiến thức giao thông, tránh bị xử phạt khi vi phạm.

Bài liên quan