Có được ly hôn khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài?

Có được ly hôn khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài?

Có được ly hôn khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài hay không là câu hỏi của rất nhiều người có yêu cầu ly hôn nhưng một vợ, chồng ở nước ngoài. Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này như thế nào?

co duoc ly hon khi mot ben vo chong o nuoc ngoai

Ly hôn khi vợ hoặc chồng ở nước ngoài giải quyết như thế nào? Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương khi vợ ở nước ngoài

Mục Lục bài viết:
1. Có được ly hôn khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài?
2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.
3. Thủ tục ly hôn khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài.
3.1. Thuận tình ly hôn khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài.
3.2. Đơn phương ly hôn khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài.

1. Có được ly hôn khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài?

Để trả lời cho câu hỏi: "Có được ly hôn khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài?" không thì phải xác định xem vợ, chồng có yêu cầu ly hôn có thuộc một trong các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài và có những căn cứ để được giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật:

* Thứ nhất, các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014, bao gồm:

- Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.

- Ly hôn giữa người nước ngoài với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

- Công dân Việt Nam nhưng không thường trú tại Việt Nam tại thời điểm có yêu cầu ly hôn.

* Thứ hai, căn cứ yêu cầu giải quyết ly hôn:

- Đối với ly hôn thuận tình: cả vợ, chồng ly hôn dựa trên sự tự nguyện, thống nhất với nhau và đã thỏa thuận với nhau được những vấn đề chung (con chung, tài sản chung, nợ chung)

- Đối với ly hôn đơn phương: một bên vợ/chồng có căn cứ về việc bên còn lại có những hành vi như đe dọa, bạo lực, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm và dẫn đến việc hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, không thể tiếp tục chung sống, mục đích hôn nhân không đạt được.

Chi tiết mời bạn đọc xem tại bài viết cách trình bày nguyên nhân ly hôn mà chúng tôi đã chia sẻ để nắm rõ cách viết đơn chính xác.

=> Như vậy, có được ly hôn khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài nếu vợ, chồng có yêu cầu ly hôn thuộc một trong các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài và có căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn.

2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài.

Căn cứ Khoản 2 Điều 29, Khoản 3 Điều 35, Điểm c Khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi vợ, chồng cư trú tại Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi bên còn lại ở nước ngoài.

* Trường hợp đặc biệt: khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: Nếu việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam => Thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện.

Tức là nếu trong trường hợp khi một bên vợ, chồng là công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới và bên còn lại là công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ, chồng cư trú có thẩm quyền giải quyết ly hôn.

co duoc ly hon khi mot ben vo chong o nuoc ngoai 2

Thủ tục ly hôn khi 1 bên ở nước ngoài năm 2022

Sau khi hoàn thành thủ tục ly hôn với vợ/chồng cũ, nếu muốn đăng ký kết hôn với người mới là người nước ngoài, bạn đọc có thể theo dõi bài thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất để nắm được hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị.

3. Thủ tục ly hôn khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài.

3.1. Thuận tình ly hôn khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài.

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Bên yêu cầu chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật, ngoài ra còn có thêm: Đơn xin ly hôn vắng mặt của vợ, chồng ( có xác nhận của đại sứ quán; lãnh sự quán Việt Nam tại nước người vợ, chồng cư trú) và hồ sơ, tài liệu chứng minh vợ, chồng ở nước ngoài (nếu có)

Chi tiết nội dung, mời bạn đọc xem tại bài viết thủ tục ly hôn thuận tình

- Bước 2: Nộp hồ sơ.

+ Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân cấp có thẩm quyền: Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi cư trú của vợ, chồng tại Việt Nam.

+ Trường hợp vợ, chồng đều là công dân Việt Nam nhưng cả hai đều ở nước ngoài khi có yêu cầu ly hôn => nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi cư trú cuối cùng của vợ, chồng trước khi ra nước ngoài.

- Bước 3: Tòa án tiến hành kiểm tra, xem xét và thông báo nộp tiền án phí cho đương sự trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Bước 4: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án

- Bước 5: Tòa án giải quyết vụ và ra quyết định.

3.2. Đơn phương ly hôn khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài.

Trường hợp một bên vợ, chồng ở nước ngoài mà bên còn lại có yêu cầu ly hôn đơn phương thì thủ tục ly hôn đơn phương khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài được thực hiện như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Người có yêu cầu chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ được nêu tại bài viết thủ tục ly hôn đơn phương

Trong trường hợp bên không thường trú tại Việt Nam có yêu cầu thì cần chuẩn bị đơn xin ly hôn và thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự; giấy tờ chứng minh việc đang ở nước ngoài.

- Bước 2: Nộp hồ sơ.

Hồ sơ được nộp tại: Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi cư trú của vợ, chồng tại Việt Nam.

- Bước 3: Tòa án thông báo nộp án phí nếu nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Bước 4: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án theo quy định của pháp luật, sau đó nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

- Bước 5: Tòa án giải quyết vụ và ra quyết định.

* Lưu ý: Trên thực tiễn trong quá trình giải quyết, xét xử một số vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là người Việt Nam (ở trong nước) và bị đơn là người Việt Nam (ở nước ngoài) nhưng nguyên đơn chỉ cung cấp được địa chỉ cuối cùng nơi bị đơn cư trú tại Việt Nam mà không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài. Đối với những trường hợp này, Tòa án nhân dân Tối cao đã có Công văn 253/TANDTC-PC năm 2018 hướng dẫn Tòa án nhân dân các địa phương thực hiện như sau:

- Nếu thông qua thân nhân của bị đơn mà có căn cứ để xác định họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án, không thực hiện yêu cầu của Tòa án => bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết.

- Nếu Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn, không thực hiện yêu cầu của Tòa án => Tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.

- Sau khi xét xử, Tòa án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.

Từ những phân tích ở trên, Blog Codon.vn đã giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi: "Có được ly hôn khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài?", qua đó mọi người nắm được rõ hơn về hồ sơ, cách thực thực hiện ly hôn khi một bên vợ, chồng ở nước ngoài.

Bài liên quan