Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Những nội dung đáng chú ý

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Nếu Bộ luật dân sự được biết đến là luật nội dung thì bộ luật tố tụng dân sự chính là luật hình thức. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ghi nhận về trình tự, thủ tục tố tụng tại Tòa án; quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình tố tụng ấy,... Mời bạn đọc cùng chuyên mục Thư viện pháp luật trang Codon.vn tìm hiểu nội dung chi tiết qua bài viết sau.

bo luat to tung dan su 2015

Tổng quan về Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và những nội dung đáng chú ý

Mục Lục bài viết:
1. Khái quát về bộ luật tố tụng dân sự 2015.
2. Một số nội dung đáng chú của bộ luật tố tụng dân sự 2015.

* Danh mục từ viết tắt:

- BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự.

- VKS: Viện kiểm sát.

1. Khái quát về bộ luật tố tụng dân sự 2015

- Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được ban hành ngày 25/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016; thay thế cho Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, sửa sổi 2011.

- Bố cục của Bộ luật tố tụng dân sự: Bộ luật gồm 10 Phần, 42 Chương với 517 Điều luật (Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 cũ chỉ gồm 9 Phần, 36 Chương, 418 Điều).

- Theo đó, BLTTDS giữ nguyên 63 điều; sửa đổi, bổ sung 350 điều; bổ sung mới 104 điều; bãi bỏ 07 điều.

Bộ luật tố tụng mới bỏ chương về tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự; bổ sung các chương quy định về: thủ tục rút gọn; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công; yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án; yêu cầu Tòa án bắt giữ tàu bay, tàu biển.

2. Một số nội dung đáng chú của bộ luật tố tụng dân sự 2015

So sánh Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và 2015, có một số điểm mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 được chúng tôi chia sẻ sau đây:

(1) Quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng

Đây là nội dung hoàn toàn mới so với BLTTDS 2004. Nội dung này nhằm thể chế hóa tinh thần cải cách tư pháp về Tòa án; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về vai trò của Tòa án nhân dân; đồng thời phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

(2) Bảo đảm tranh tụng trong xét xử

- Điều 24 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định nguyên tắc đảm bảo tranh tụng trong xét xử - là khâu đột phá trong việc áp dụng quy định trong Hiến pháp 2013.

- Cùng với đó, bộ luật còn có nhiều quy định để đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc này như: Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo nguyên tắc tố tụng.

bo luat to tung dan su 2015 2

Tổng hợp những điểm mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

(3) Bổ sung quy định đối với sự tham gia của VKS

Bộ luật tố tụng mới đã bổ sung các nội dung như: (i) Điều 262 quy định tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. (ii) Nếu VKS vắng mặt tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm thì không hoãn phiên tòa (kể cả phiên tòa theo thủ tục rút gọn), trừ trường hợp vụ việc Viện kiểm sát có kháng nghị (Điều 232, Khoản 1 Điều 296, Khoản 1 Điều 320, Khoản 2 Điều 324, Khoản 1 Điều 367, Khoản 1 Điều 374). (iii) Và quy định ngay sau khi kết thúc phiên tòa, phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.

(4) Về chứng cứ

- Bộ luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc cung cấp, thu thập và giao nộp chứng cứ. Nội dung quy định thể hiện rõ mô hình tố tụng xét hỏi kết hợp tranh tụng.

- Điều 96 BLTTDS quy định cụ thể về việc giao nộp chứng cứ, các yêu cầu khi giao nộp cũng như trình tự thủ tục tiếp nhận, xử lý.

(5) Bổ sung các phương thức cấp, tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, khoản 2 Điều 173 bổ sung thêm phương thức "cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử".

Trên đây chỉ là một số nội dung nổi bật của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm để nắm được những điểm mới, tiến bộ của BLTTDS so với quy định cũ. Việc bổ sung, sửa đổi nội dung là phù hợp với tình hình thực tế, hiện thực hóa các chủ trương về pháp luật. 

Bạn đọc có thể xem thêm nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật hôn nhân gia đình, Luật xử lý vi phạm hành chính,... mà chúng tôi đã chia sẻ.

Các từ khóa người dùng hay tìm đến "bộ luật tố tụng dân sự "

bộ luật tố tụng dân sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Bộ luật to tụng dân sự 2015 thuvienphapluat
Bộ luật to tụng dân sự 2015 hợp nhất
Bộ luật to tụng dân sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2020
bộ luật to tụng dân sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021
bộ luật tố tụng dân sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2019
Bộ luật to tụng dân sự 2005
Điều 111 Bộ luật To tụng dân sự 2015

 

Bài liên quan