Giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp thực chất là giải quyết chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động có tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Để giải quyết nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, pháp luật quy định rất rõ thời gian giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Mời bạn đọc theo dõi nội dung tại bài viết sau của chuyên mục Bảo hiểm trang Codon.vn.
Thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là bao lâu? Cập nhật thời gian giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định Luật việc làm 2013
- Đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động (NLĐ) thuộc nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia BHTN. Đó là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (HĐLĐ)/hợp đồng làm việc được quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013. (Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài chia sẻ những đối tượng phải đóng Bảo hiểm thất nghiệp hiện nay của Codon.vn.
- Tuy nhiên, để được hưởng BHTN thì người lao động còn phải thỏa mãn các điều kiện hưởng được quy định tại Điều 49 Luật Việc làm. Cụ thể:
+ Đang đóng BHTN.
+ Chấm dứt HĐLĐ đúng quy định (không áp dụng đối với người được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng).
+ Với người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định hoặc xác định thời hạn thì phải đóng đủ ít nhất 12 tháng BHTN trong thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc; nếu là NLĐ làm việc theo mùa vụ có thời gian từ đủ 03 - dưới 12 tháng thì phải đóng đủ ít nhất 12 tháng trong thời gian 36 tháng trước khi nghỉ việc.
+ Đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng đến cơ quan có thẩm quyền.
+ Chưa tìm được việc làm tính từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN là 15 ngày, trừ trường hợp đặc biệt.
- Trong các điều kiện nêu trên, điều kiện về thời gian đóng BHTN là quan trọng nhất, quyết định đến việc người lao động có được Quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả hay không.
Thời gian giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với các giai đoạn giải quyết hồ sơ như sau:
- Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là điều kiện về thủ tục để người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, người lao động cần phải chú ý đến thời gian làm hồ sơ.
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tính từ ngày chấm dứt HĐLĐ/làm việc là 03 tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật việc làm.
- Đơn vị tiếp nhận hồ sơ: Trung tâm dịch vụ việc làm nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp (nơi thường trú hoặc tạm trú).
Nghỉ việc quá 3 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? Tìm hiểu thời hạn nộp hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới
Lưu ý: Hiện nay, cơ quan tham mưu, giúp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết các vấn đề việc làm, hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động thuộc chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thuộc về Cục Việc làm (Việt Nam) và các trung tâm dịch vụ việc làm cấp cơ sở. Tổng quan về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này đã được chia sẻ trên wikipedia.org, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để xem thêm thông tin.
- Thời gian giải quyết hưởng BHTN được tính từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm nhận đủ hồ sơ hợp lệ (ngày trực tiếp nhận hoặc ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện).
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có 20 ngày để giải quyết hưởng BHTN cho người lao động theo quy định tại Khoản 2, Điều 46 Luật việc làm.
- Kết quả: Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Theo Khoản 2, Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì người lao động sẽ nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày NLĐ nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2: Tính từ thời điểm ngày thứ 07 (nếu là ngày nghỉ thì tính từ ngày làm việc tiếp theo) của tháng hưởng đó - thời hạn được xác định là 05 ngày làm việc.
- Tổ chức chi trả BHTN: Tổ chức bảo hiểm xã hội.
Có thể thấy, thời gian giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với các công việc như nộp hồ sơ, kiểm tra xem xét điều kiện hưởng,... được pháp luật quy định thể. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, cập nhật quá trình giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm của mình.
- Căn cứ vào quy định tại Khoản 1, Điều 50 Luật việc làm, mức hưởng BHTN được xác định qua công thức sau:
Mức hưởng BHTN hàng tháng = (Tổng tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp / 6) x 60%.
- Đối với NLĐ thực hiện chế độ tiền lương nhà nước quy định.
Mức hưởng tối đa = 05 x mức lương cơ sở = 05 x 1.490.000 = 7.450.000 đồng.
- Đối với NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Mức hưởng tối đa = 05 x lương tối thiểu vùng.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 12 tháng.
Quy định mức hưởng bảo hiểm that nghiệp, thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp của người lao động
Trình tự, thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
Trong thủ tục hưởng BHTN, người lao động chỉ có trách nhiệm trong giai đoạn đầu, giai đoạn nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị (Mẫu 03 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH).
- Giấy tờ xác nhận chấm dứt HĐLĐ/làm việc (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP).
- Sổ BHXH.
Người lao động nộp hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm và sau đó nếu có đề nghị bổ sung hay sửa đổi hồ sơ thì thực hiện.
Các thủ tục giải quyết hưởng BHTN sau đó thuộc về cơ quan có thẩm quyền.
Để biết thêm chi tiết về thủ tục hưởng BHTN, mời độc giả xem nội dung bài viết chia sẻ thủ tục và điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Codon.vn.
Thời gian giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp đã được Codon.vn chia sẻ chi tiết đến bạn đọc. Có thể thấy, thời gian giải quyết chế độ BHTN quyết định đến thời gian người lao động nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Vì vậy, Sở Lao động Thương binh và Xã hội phải tuân thủ quy định, đảm bảo thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, vì lợi ích của người lao động.
Không phải người lao động nào tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp đã được quy định cụ thể trong khoản 1, khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013. Chi tiết, mời bạn đọc tham khảo trong bài chia sẻ thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp lần 1, 2, 3 của chúng tôi.