So với đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế thì những đối tượng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có sự giới hạn hơn. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, ai phải tham gia BHTN? Và những quyền lợi họ nhận được khi tham gia BHTN là gì? Thắc mắc của bạn đọc sẽ được chuyên mục bảo hiểm của trang Codon.vn giải đáp ngay trong bài viết sau đây.
Ai phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp? Quy định về những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Mặc dù đã được ghi nhận trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 tuy nhiên, mãi cho đến ngày 01/01/2009 quy định về Bảo hiểm thất nghiệp mới chính thức có hiệu lực. Điều này được nêu tại Điều 140 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2009, việc đóng bảo hiểm thất nghiệp là bắt buộc đối với các đối tượng được quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.
Đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không còn được xác định theo Luật Bảo hiểm xã hội 2006 mà thực hiện theo Luật Việc làm 2013.
Tại Điều 43 Luật Việc làm xác định 02 nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia BHTN gồm có:
- Người lao động: Chỉ có người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (xác định thời hạn, không xác định thời hạn, hợp đồng mùa vụ có thời hạn từ đủ 03 - dưới 12 tháng) mới phải tham gia BHTN.
Điều này có nghĩa là, cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập,...sẽ không phải đóng BHTN mà do đơn vị sử dụng đóng.
Lưu ý: Người lao động tự do sẽ không được đóng BHTN theo diện tự nguyện như đối với BHXH.
- Người sử dụng lao động: Tương tự như người sử dụng lao động phải tham gia BHXH bắt buộc, người sử dụng phải tham gia BHTN bao gồm:
Tất cả các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam,... có sử dụng người lao động theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Tỷ lệ đóng BHTN là 1% áp dụng đối với người lao động và người sử dụng lao động. Chi tiết về mức đóng BHTN bạn đọc có thể xem trong bài mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của Codon.vn.
Bảo hiểm thất nghiệp ai đóng? Công chức, viên chức có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được nêu tại Mục 2 sẽ không phải tham gia BHTN theo quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật Việc làm nếu:
+ Đang hưởng lương hưu hoặc;
+ Giúp việc gia đình (Định nghĩa người giúp việc, cách phân loại và pháp luật quy định về người giúp việc đã tổng hợp chi tiết trên wikipedia.org, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để xem thêm thông tin).
Nghị định 12/2022/NĐ-CP đưa ra các mức xử phạt đối với hành vi không đóng BHTN như sau:
* Đối với người lao động:
- Thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc không tham gia BHTN: Phạt tiền từ 500 nghìn - 01 triệu đồng.
* Đối với người sử dụng lao động.
- Không đóng BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện bắt buộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS).
+ Phạt tiền tính theo công thức: 18% → 20% x Tổng số tiền phải đóng (Mức phạt tối đa là 75 triệu đồng).
- Trốn đóng BHTN chưa đến mức truy cứu TNHS:
+ Phạt tiền từ 50 triệu - 70 triệu đồng.
Ngoài ra, người trốn đóng BHYT cho người lao động có thể bị truy cứu TNHS về tội "Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động" tại Điều 216 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với mức hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.
Công ty không đóng bảo hiểm thất nghiệp có bị phạt không? Mức phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự chi tiết
Trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp nhưng không lãnh, thời gian hưởng trợ cấp BHTN của người lao động sẽ được cộng dồn cho những lần hưởng tiếp theo. Nội dung chi tiết về vấn đề này đã được Codon.vn chia sẻ trong bài không nhận bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?, mời bạn đọc tham khảo để có thêm thông tin.
Người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó:
* Đối với người lao động.
- Được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 49 Luật Việc làm.
- Được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí theo quy định tại Điều 54 Luật Việc làm và hướng dẫn chi tiết tại Mục 2, Chương IV Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
- Được hỗ trợ học nghề, dạy nghề khi đáp ứng điều kiện tại Điều 55 Luật Việc làm.
* Đối với người sử dụng lao động.
Quyền lợi chính yếu nhất là được "hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp để duy trì việc làm cho người lao động" khi đáp ứng đủ điều kiện tại Khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm.
Hầu hết, điều kiện để được hưởng các quyền lợi là người lao động, người sử dụng lao động đã đóng BHTN trong một thời gian nhất định.
Ngoài các chế độ kể trên, nhiều lao động nữ cũng thắc mắc không biết đăng ký bảo hiểm thất nghiệp có được hưởng chế độ thai sản không? Chi tiết vấn đề này đã được codon.vn chia sẻ, bạn đọc có thể bấm vào link bài viết để tìm hiểu thêm.
Những đối tượng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp được giữ ổn định từ ngày 01/01/2015 cho đến nay. Trong đó, vai trò của người sử dụng lao động với tư cách là đối tượng bắt buộc đóng BHTN là cực kỳ quan trọng, là đầu mối để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động.