Quy định về xử phạt đối với trường hợp sinh con thứ ba cho công chức, viên chức, Đảng viên

Quy định về xử phạt đối với trường hợp sinh con thứ ba

Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 có thể bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, cách chức,... Quy định mới nhất về việc sinh con thứ 3, xử phạt đối với trường hợp sinh con thứ 3 đã được Blog Codon.vn tổng hợp dưới đây, người dân, cán bộ công chức, Đảng viên cần nắm rõ.

Quy dinh ve xu phat doi voi truong hop sinh con thu ba

Luật sinh con thứ 3 năm 2022? Tìm hiểu quy định sinh con thứ 3 mới nhất theo quy định 102 - QĐ/TW năm 2017

Mục Lục bài viết:
1. Xử phạt trường hợp đảng viên sinh con thứ 3.
2. Xử phạt trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3.
2.1. Luật sinh con thứ 3 năm 2022 đối với cán bộ, công chức, viên chức.
2.2. Xử phạt trường hợp cán bộ sinh con thứ 3.
2.3. Xử phạt trường hợp công chức sinh con thứ 3.
2.4. Xử phạt trường hợp viên chức sinh con thứ 3.
3. Câu hỏi liên quan.
3.1. Viên chức sinh con thứ 3 xếp loại gì?
3.2. Các hình thức kỷ luật sinh con thứ 3 hiện nay.
3.3. Công chức sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không?

1. Xử phạt trường hợp đảng viên sinh con thứ 3

Căn cứ Điều 27 của Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về xử lý kỷ luật Đảng viên thì đảng viên sinh con thứ 3 (trừ trường hợp được xác định là không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình) có thể bị kỷ luật như sau:

- Khiển trách: Nếu sinh con thứ 3;

- Cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): Nếu đảng viên sinh con thứ 4;

- Khai trừ khỏi đảng: Nếu đảng viên con thứ năm trở lên.

Tuy nhiên, pháp luật cũng có những quy định riêng về trường hợp Đảng viên sinh nhiều hơn 2 con nhưng không bị kỷ luật. Mời bạn đọc xem thêm bài viết các trường hợp đảng viên sinh con thứ 3 không bị kỷ luật để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

2. Xử phạt trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3

2.1. Luật sinh con thứ 3 năm 2022 đối với cán bộ, công chức, viên chức

- Trước đây, quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định 114/2006/NĐ-CP đã nêu rõ: Cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định.

- Hiện nay Nghị định 114 đã hết hiệu lực pháp luật, không còn quy định đề cập đến việc kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3.

- Tuy nhiên, thay vào đó, theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định của pháp luật về dân số sẽ bị xử lý kỷ luật.

- Dẫn chiếu đến quy định của Pháp luật về dân số 2003 và Điều 2 của Nghị định 20/2010/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 trong những trường hợp sau không bị coi là vi phạm quy định của pháp luật về dân số:

(1) Sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai vợ chồng thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân.

(2) Sinh ba con trở lên trong lần sinh thứ nhất.

(3) Đã có một con đẻ, sinh lần thứ 2 thì sinh 2 con trở lên.

(4) Sinh lần thứ 3 trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có 01 con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

(5) Sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền.

(6) Trường hợp cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

+ Sinh hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

+ Sinh hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả 02 người đã có con riêng (con đẻ) => Không áp dụng cho trường hợp 02 người đã từng có 02 con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

(7) Phụ nữ chưa kết hôn sinh hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

=> Như vậy, theo quy định mới nhất về sinh con thứ 3 nêu trên:

Cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 mà không thuộc các trường hợp đã nêu trên thì xác định là vi phạm quy định của pháp luật về dân số và bị xử phạt.

Quy dinh 102 ve sinh con thu 3

Quy định 102 về sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức

Theo quy định chung, công chức được hiểu là những nhân viên làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan hành chính nhà nước. Công chức của một quốc gia thường là công dân của quốc gia đó và được nằm trong biên chế nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Để nắm được khái niệm công chức và tiện so sánh giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, bạn đọc có thể tham khảo định nghĩa chi tiết qua bài viết này trên Wikipedia.org.

2.2. Xử phạt trường hợp cán bộ sinh con thứ 3

Theo Điều 8, Điều 9, Điều 12 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cán bộ sinh con thứ 3 không thuộc các trường hợp pháp luật cho phép thì bị xử lý kỷ luật như sau:

- Khiển trách: Đối với vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.

- Cảnh cáo, đối với các trường hợp:

+ Sinh con thứ 4.

+ Sinh con thứ 3 gây hậu quả nghiêm trọng.

- Cách chức, đối với các trường hợp:

+ Đã bị kỷ luật cảnh cáo mà còn tái phạm;

+ Sinh con thứ 3 gây hậu quả rất nghiêm trọng;

+ Vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

Lưu ý: Hậu quả ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng không được pháp luật quy định cụ thể => Cho nên tùy trường hợp cụ thể mà xem xét, xác định hậu quả.

Quy dinh sinh con thu 3 moi nhat

Quy định sinh con thứ 3 mới nhất? Tìm hiểu quyết định xử lý cán bộ sinh con thứ 3 theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP

2.3. Xử phạt trường hợp công chức sinh con thứ 3

Theo quy định từ Điều 8 đến Điều 13 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP, công chức sinh con thứ 3 không thuộc các trường hợp pháp luật cho phép thì bị xử lý kỷ luật như sau:

- Khiển trách: Đối với vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.

- Cảnh cáo, đối với các trường hợp:

+ Đã bị khiển trách mà còn tái phạm.

+ Sinh con thứ 3 gây hậu quả nghiêm trọng.

- Hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các trường hợp sau:

+ Đã bị kỷ luật cảnh cáo mà còn tái phạm.

+ Vi phạm lần đầu gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các trường hợp sau:

+ Đã bị kỷ luật cảnh cáo mà còn tái phạm.

+ Vi phạm lần đầu gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các trường hợp sau:

+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà tái phạm.

+ Vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

- Buộc thôi việc, đối với các trường hợp sau:

+ Đã bị cách chức hoặc hạ bậc lương mà còn tái phạm.

+ Vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Lưu ý: Hậu quả ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng không được pháp luật quy định cụ thể => Cho nên tùy trường hợp cụ thể mà xem xét, xác định hậu quả.

Thoi han xu ly ky luat sinh con thu 3

Quy định xử lý kỷ luật công chức sinh con thứ 3 và thời hạn xử lý kỷ luật chi tiết

Bên cạnh các điều luật về sinh con thứ ba, Quyết định 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 của nhà nước cũng ban hành quy định về các trường hợp được nhà nước hỗ trợ khi sinh con gái trong giai đoạn 2016-2025.  Vậy các trường hợp sinh con gái được Nhà nước hỗ trợ là gì? Chính sách hỗ trợ thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.

2.4. Xử phạt trường hợp viên chức sinh con thứ 3

Theo Điều 16, 17, 18, 19 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP, viên chức sinh con thứ 3 không thuộc các trường hợp pháp luật cho phép thì bị xử lý kỷ luật như sau:

- Khiển trách, đối với trường hợp: Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.

- Cảnh cáo, đối với trường hợp:

+ Đã bị khiển trách mà còn tái phạm.

+ Vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng.

- Cách chức đối với viên chức quản lý trong trường hợp:

+ Đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm.

+ Vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Buộc thôi việc đối với trường hợp:

+ Vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

+ Đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm.

+ Viên chức quản lý đã bị cách chức mà còn tái phạm.

Lưu ý: Hậu quả ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng không được pháp luật quy định cụ thể => Cho nên tùy trường hợp cụ thể mà xem xét, xác định hậu quả.

3. Câu hỏi liên quan đến quy định sinh con thứ 3 của nhà nước

3.1. Viên chức sinh con thứ 3 xếp loại gì?

Theo Điều 3 của Nghị định 90/2020/NĐ-CP thì việc xếp loại viên chức dựa trên 05 tiêu chí đánh giá chung sau đây:

- Chính trị tư tưởng;

- Đạo đức lối sống;

- Tác phong, lề lối làm việc;

- Ý thức tổ chức kỷ luật;

- Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Và theo Điều 15 Nghị định này thì viên chức sẽ bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ trong trường hợp:

"Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá".

=> Như vậy, trường hợp viên chức sinh con thứ 3 mà bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá thì có thể bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.

3.2. Các hình thức kỷ luật sinh con thứ 3 hiện nay

Các hình thức kỷ luật sinh con thứ 3 được áp dụng với trường hợp được xác định là vi phạm quy định pháp luật về dân số,

Tùy từng đối tượng bị kỷ luật mà hình thức kỷ luật sẽ khác nhau.

- Đảng viên có thể bị kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.

- Cán bộ, công chức, viên chức có thể bị kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc,..

Chi tiết về các hình thức kỷ luật, bạn đọc theo dõi nội dung tại phần 1, phần 2 nêu trên.

3.3. Công chức sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không?

Công chức sinh con thứ 3 mà không thuộc các trường hợp nêu tại Điều 2 của Nghị định 20/2010/NĐ-CP thì sẽ bị xử lý kỷ luật.

Chi tiết về hình thức xử lý kỷ luật, mời bạn đọc xem cụ thể tại mục 2.3.

Như vậy, Blog Codon.vn vừa chia sẻ cho bạn thông tin về Quy định về xử phạt đối với trường hợp sinh con thứ ba căn cứ theo Điều 27 của Quy định 102-QĐ/TW năm 2017. Người dân, cán bộ, công chức, đảng viên, sỹ quan cần tìm hiểu để biết và thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Bài liên quan