Giấy ủy quyền là một trong những văn bản pháp lý được sử dụng nhiều trong đời sống xã hội hiện nay. Giấy ủy quyền ghi nhận việc một cá nhân, tổ chức ủy quyền cho một người khác thay mình xử lý, giải quyết công việc khi không thể thực hiện được. Tùy theo mục đích, tính chất mà giấy ủy quyền được phân loại, sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.
Để hiểu rõ hơn về giấy ủy quyền, cách viết cũng như các quy định pháp luật về mẫu giấy ủy quyền theo nghị định 30 của chính phủ, Codon.vn mời bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Tổng hợp các mẫu giấy ủy quyền cho người thân, doanh nghiệp mới nhất
Giấy ủy quyền là văn bản ghi nhận việc người ủy quyền (cá nhân, tổ chức) chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi được ủy quyền.
Giống như các văn bản pháp lý thông thường, giấy ủy quyền thường bao gồm các thông tin của người ủy quyền, người nhận ủy quyền, các nhiệm vụ hoặc chức năng mà người đại diện có thể thực hiện thay cho người ủy quyền cũng như thời gian thực hiện nhiệm vụ và chữ ký của người ủy quyền. Nội dung được ủy quyền thường là: rút bảo hiểm xã hội, giao dịch ngân hàng, lấy sổ bảo hiểm, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, nhận bằng tốt nghiệp, nhận bưu phẩm, lương hưu, đứng tên nhà đất, làm thủ tục đăng ký xe máy,..
Mặc dù là một giao dịch dân sự, tuy nhiên, pháp luật cũng có những quy định về các trường hợp được phép và không được phép ủy quyền. Trong đó, các trường hợp không được phép ủy quyền bao gồm: ủy quyền đi đăng ký kết hôn, ly hôn; ủy quyền đi gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng, ủy quyền lập di chúc hoặc nhận cha, mẹ con,...
Lưu ý: Đơn ly hôn là công việc nằm trong danh sách các việc không thể ủy quyền cho người khác thực hiện hộ. Vì thế, để có thể xử lý, nộp và xử lý đơn ly hôn đúng pháp luật, bạn cần nắm được các mẫu đơn xin ly hôn chuẩn của tòa án. Dưới đây là chi tiết các mẫu đơn ly hôn thuận tình, đơn phương mà bạn có thể tải về và điền vào các thông tin của mình.
Khái niệm giấy ủy quyền, mẫu giấy ủy quyền công ty là gì?
Dưới đây là các mẫu giấy ủy quyền cá nhân, doanh nghiệp chung nhất, mẫu giấy ủy quyền theo nghị định 30/2020, sử dụng cho đa dạng các mục đích như sử dụng đất đai, rút tiền, đăng ký xe,... Bạn có thể tham khảo và tải về các mẫu ủy quyền phù hợp với mục đích của mình theo link dưới đây.
Giấy ủy quyền cho người thân là văn bản ủy quyền cho người nhà của mình thực hiện một vài công việc nhất định khi bản thân bị ốm, vắng mặt hoặc đơn giản là bận việc không thể tự mình thực hiện công việc.
Mẫu giấy ủy quyền cá nhân, chi tiết mẫu giấy ủy quyền, người đại diện theo pháp luật mới nhất
Trong giấy ủy quyền doanh nghiệp, người ủy quyền (tổ chức, công ty) sẽ tiến hành ủy quyền cho cá nhân (người mà mình tin tưởng) thay mình xử lý, giải quyết các công việc quan trọng khi mình bận, vắng mặt. Một vài mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân với đầy đủ các thông tin về công ty, địa chỉ, người đại diện pháp luật, số điện thoại,..., được tổng hợp dưới đây.
Mẫu giấy ủy quyền công ty, chia sẻ mẫu giấy ủy quyền theo nghị định 30/2020, có sẵn để bạn tải về
Để lập giấy ủy quyền giải quyết công việc, người ủy quyền phải lập giấy ủy quyền và trình bày đầy đủ nội dung ủy quyền, công việc được phép thực hiện và thời gian ủy quyền chi tiết (từ ngày nào đến ngày nào). Tham khảo chi tiết mẫu giấy ủy quyền dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm và cách viết mẫu giấy ủy quyền này.
Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc, chia sẻ mẫu giấy ủy quyền, người đại diện theo pháp luật mới nhất
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp sử dụng giấy ủy quyền lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH khi người được hưởng được lương hưu, hưởng trợ cấp BHXH không thể trực tiếp đến nhận được.
Trong một số trường hợp, khi cư trú, định cư ở xa và muốn ủy quyền cho cá nhân quyền cai quản, sử dụng đất đai, bất động sản, bạn có thể tham khảo, tải về các mẫu giấy ủy quyền giấy ủy quyền sử dụng đất, nhà đất dưới đây.
Mẫu giấy ủy quyền nhà đất, mẫu giấy ủy quyền đất đai
Rút tiền, nhận tiền là một trong những giao dịch cơ bản trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, vì rất nhiều lý do khác nhau, người người ủy quyền có thể ủy quyền cho người nhận ủy quyền thay mình nhận tiền với số tiền và thời gian nhận tiền cụ thể.
Tải mẫu giấy ủy quyền chuẩn quy định của pháp luật
Lưu ý: Bên cạnh việc tải về các mẫu ủy quyền ở trên, bạn cũng có thể tải về các giấy ủy quyền viết tay và chỉnh sửa, điền vào thông tin của cá nhân mình.
Cho dù bạn là cá nhân, pháp nhân đang muốn ủy quyền cho ai đó tạm thời thay mình giải quyết công việc thì việc nắm được cách viết giấy ủy quyền cũng rất quan trọng. Các nguyên tắc mà bạn cần tuân thủ bao gồm: Sử dụng đúng mẫu giấy ủy quyền theo nghị định 30/2020 của chính phủ, soạn thảo, viết đúng, không được sai chính tả, tẩy xóa.
- Phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản: Giữ nguyên định dạng của các mẫu giấy ủy quyền có sẵn
- Thời gian: Ghi rõ thời gian lập giấy ủy quyền
- Thông tin người ủy quyền: Ghi rõ tên, địa chỉ, số CMND, số điện thoại liên lạc (nếu người ủy quyền là cá nhân) và tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, người đại diện pháp luật (nếu người ủy quyền là doanh nghiệp)
- Thông tin người nhận ủy quyền: Ghi rõ tên, địa chỉ, số CMND, số điện thoại liên lạc của người nhận ủy quyền.
- Nội dung ủy quyền: Nêu rõ những công việc mà bạn đang ủy quyền cho người nhận ủy quyền thực hiện (nhận tiền hộ, sử dụng đất đai, nhận bảo hiểm xã hội, làm tờ khai,...). Ở đây, bạn cũng cần đề cập một cách chi tiết về thời gian bắt đầu và kết thúc sự ủy quyền.
- Chữ ký của người ủy quyền (bắt buộc) và người nhận ủy quyền (không bắt buộc)
- Dấu xác nhận của ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan công chứng (nếu có)
Lưu ý: Ủy ban nhân dân là một cơ quan hành chính cấp xã/phường/thị trấn của nước ta. Để có thể hiểu rõ hơn về quyền hạn, chức năng của ủy ban nhân dân, bạn đọc cần tham khảo định nghĩa chi tiết về ủy ban nhân dân trên wikipedia.org qua bài viết này.
Cách viết giấy ủy quyền đúng quy định pháp luật
* Những điều cần lưu ý khi viết giấy ủy quyền:
Bởi vì người nhận ủy quyền có thể thay người ủy quyền thực hiện một hoặc nhiều công việc khác nhau và là căn cứ để xác định trách nhiệm pháp luật (nếu xảy ra tranh chấp) vì thế, khi lập giấy ủy quyền, người ủy quyền cần cung cấp chính xác thông tin của người ủy quyền, các công việc được phép thực hiện theo thỏa thuận và thời gian có hiệu lực của giấy ủy quyền.
Giấy ủy quyền có thể được làm tại bất cứ đâu theo thỏa thuận của người ủy quyền và người nhận ủy quyền, có thể tại nhà riêng, văn phòng công ty,...
Hiện nay, pháp luật không quy định việc công chứng giấy ủy quyền. Tuy nhiên, tùy thuộc vào giá trị và tính chất của từng loại hình ủy quyền mà bạn sẽ đưa ra quyết định có nên công chứng giấy ủy quyền hay không. Thông thường, các loại giấy ủy quyền thường được công chứng là giấy ủy quyền đất đai, giấy ủy quyền rút tiền, nhận tiền,...
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định một số loại giấy giấy ủy quyền bắt buộc phải công chứng, bao gồm:
- Giấy ủy quyền việc mang thai hộ của vợ chồng và người mang thai hộ
- Giấy ủy quyền cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước như trích lục khai sinh, hộ tịch,...
Trên đây, chuyên mục Biểu mẫu của Codon.vn đã chia sẻ cho bạn các mẫu giấy ủy quyền công ty, cá nhân mới nhất, giúp bạn hiểu quy định của pháp luật về việc ủy quyền và dễ dàng áp dụng vào thực tế đời sống hàng ngày.