Luật Ngân sách Nhà nước mới nhất,

Luật Ngân sách Nhà nước

Luật ngân sách nhà nước 2015 ra đời thay thế Luật ngân sách nhà nước 2002 đã có những đóng góp to lớn trong việc quản lý, cân đối ngân sách nhà nước. Về nội dung của Luật ngân sách nhà nước sẽ được Thư viện pháp luật chia sẻ trong bài viết dưới đây.

luat ngan sach nha nuoc

Luật ngân sách nhà nước năm 2015 số 83/2015/QH13

Mục Lục bài viết:
1. Khái quát Luật ngân sách nhà nước.
2. Những điểm mới trong Luật ngân sách nhà nước 2015.

* Danh mục từ viết tắt:

- NSNN: Ngân sách nhà nước

1. Khái quát Luật ngân sách nhà nước

Luật ngân sách nhà nước 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, thay thế Luật ngân sách nhà nước 2022. Theo đó, Luật ngân sách nhà nước 2015 gồm 7 Chương, với 77 Điều:

- Chương I: Những quy định chung: 18 Điều (từ Điều 1 - Điều 18).

- Chương II: Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về NSNN: 16 Điều (từ Điều 19 - Điều 34).

- Chương III: Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp: 06 Điều (từ Điều 35 - Điều 40).

- Chương IV: Lập dự toán NSNN: 08 Điều (từ Điều 41 - Điều 48).

- Chương V: Chấp hành NSNN: 14 Điều (từ Điều 49 - Điều 62).

- Chương VI: Kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN: 11 Điều (từ Điều 63 - Điều 73).

- Chương VII: Điều khoản thi hành: 04 Điều (từ Điều 74 - Điều 77).

=> Luật ngân sách nhà nước 2015 được xây dựng dựa trên những đánh giá qua quá trình thực hiện, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật ngân sách nhà nước 2002. Đây cũng là cơ sở để tạo động lực phát triển các nguồn, phân bổ ngân sách tập trung hợp lý. Đồng thời đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong quá trình quản lý.

- Cùng với Luật ngân hàng Luật ngân sách nhà nước đã có những thay thế mang tính định hướng, từng bước đổi mới trong cơ chế quản lý ngân sách nhà nước, phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế quốc tế.

luat ngan sach nha nuoc 2

Nội dung của Luật ngân sách nhà nước gồm 7 Chương với 77 Điều

2. Những điểm mới trong Luật ngân sách nhà nước 2015.

Những điểm mới của Luật ngân sách nhà nước 2015:

- Tại Chương I của Luật ngân sách nhà nước 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, phạm vi thu - chi , nguyên tắc cân đối...=> Tạo sự thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả, cân đối trong quản lý ngân sách nhà nước.

- Ghi nhận và khẳng định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và trách nhiệm nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về ngân sách nhà nước => Nhằm nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nước

- Quy định cụ thể hơn về nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp từ cấp địa phương đến cấp trung ương. Theo đó, Luật ngân sách nhà nước 2015 đã bỏ quy định khoản thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành ngân sách trung ương hưởng 100%, đồng thời quy định toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Sự thay đổi này nhằm đảm bảo tính phù hợp với luật thuế thu nhập cá nhân

- Bổ sung mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới: luật ngân sách nhà nước 2015 quy định cụ thể về những nhiệm vụ được ngân sách nhà nước cấp trên bổ sung có mục tiêu => tạo sự minh bạch trong quá trình thực hiện.

- Sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán hàng năm, cơ chế hỗ trợ hụt thu cho ngân sách địa phương, thưởng vượt thu ngân sách so dự toán các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương, cải cách thủ tục hành chính trong cơ quan tài chính thẩm tra phân bổ dự toán của các cơ quan, đơn vị, thời hạn điều chỉnh dự toán được sửa đổi, bổ sung theo chiều hướng cụ thể hóa hơn so với Luật cũ.

Có thể thấy luật ngân sách nhà nước 2015 ra đời đã có những bước đột phá trong quá trình cải cách hệ thống quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường cũng như trong quá trình hội nhập.

Bài liên quan