Kinh nghiệm mở cửa hàng áo cưới cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm mở cửa hàng áo cưới

Bạn là một nhà thiết kế thời trang váy cưới chuyên nghiệp? Hay đơn giản chỉ là bạn thích những bộ váy cưới lung linh? Nếu đang ấp ủ kế hoạch kinh doanh áo cưới của riêng mình, bạn cần tham khảo một số kinh nghiệm mở cửa hàng áo cưới thành công trong bài viết dưới đây của codon.vn.

kinh nghiem mo cua hang ao cuoi

Mở cửa hàng áo cưới cần gì? Kinh nghiệm mở tiệm áo cưới dễ hốt bạc, ăn lên làm ra

Kinh nghiệm mở cửa hàng áo cưới thành công

1. Nghiên cứu thị trường mục tiêu

1.1. Ước tính nhu cầu

Các cửa hàng áo cưới bán hoặc cho thuê váy cưới may sẵn, may đo và thiết kế theo yêu cầu của khách hàng cũng như cung cấp các trang phục khác cho tiệc cưới. Rất nhiều cửa hàng áo cưới cung cấp dịch vụ chụp ảnh, hoạt động như một studio chuyên nghiệp. Trước khi quyết định mở cửa hàng váy cưới, bạn cần tìm hiểu về nhu cầu thị trường tại khu vực đó để cung cấp dịch vụ phù hợp.

Các phân tích của bạn cần được tiến hành dựa trên:

+ Xu hướng kết hôn tăng hay giảm?

+ Xu hướng lựa chọn trang phục cưới

+ Tình hình kinh tế ảnh hưởng đến việc mọi người chi bao nhiêu tiền cho trang phục và lễ cưới

+ Nhu cầu mua váy cưới

+ Nhu cầu đặt váy cưới theo thiết kế cụ thể

+ Tác động của xu hướng đặt mua váy cưới cũ trực tuyến, v...

Đọc đến đây, nếu chưa biết cách phân tích nhu cầu của người dùng trên thị trường áo cưới nói riêng và thị trường kinh doanh tổng quát nói chung, bạn có thể tìm được câu trả lời thông qua việc tìm hiểu khái niệm nhu cầu trên Wikipedia.

1.2. Điều khác biệt khiến các cô dâu, chú rể lựa chọn cửa hàng áo cưới của bạn

Kinh nghiệm mở cửa hàng áo cưới mà bạn cần nắm bắt tiếp theo chính là suy nghĩ về giá trị cốt lõi, điểm khác biệt của cửa hàng váy cưới của bạn so với các cửa hàng váy cưới khác trong cùng khu vực. Hãy giải thích tại sao các cặp đôi sắp cưới chọn cửa hàng của bạn?

Tiếp tục nghiên cứu thị trường để tìm ra một khoảng trống mà bạn có thể lấp đầy. Ví dụ, có lẽ không ai trong khu vực của bạn cung cấp dịch vụ thiết kế áo cưới theo nhu cầu. Sự khác biệt cũng giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh và giành ưu thế cho mình.

kinh nghiem mo shop ao cuoi

Tìm kiếm điểm khác biệt khi kinh doanh cửa hàng, kinh nghiệm mở shop áo cưới lợi nhuận cao

1.3. Xây dựng niềm tin

Mọi người đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạc và cảm xúc vào việc chuẩn bị cho ngày cưới của họ. Do đó, cửa hàng áo cưới của bạn không được phép phá hỏng cảm giác tốt đẹp đó bằng cách cung cấp váy cưới bị lỗi hoặc chậm giờ, v.v.

Bạn cũng cần chú ý luôn cập nhật đồ cưới theo xu hướng mới nhất, đảm bảo cung cấp trải nghiệm tuyệt vời để khách hàng hài lòng. Họ cũng là những "sứ giả" quảng cáo miễn phí cho cửa hàng của bạn.

2. Quyết định mô hình kinh doanh áo cưới

Để mở cửa hàng áo cưới, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức: kinh doanh online hoặc kinh doanh offline tại cửa hàng vật lý. Nếu kinh doanh áo cưới online, bạn có thể tạo website giới thiệu các mẫu váy cưới, cách lựa chọn váy cưới phù hợp với vóc dáng, phong cách trang điểm,..., hoặc đăng bài bán hàng trên các nền tảng MXH có sẵn như Facebook, Intasgram,... Nếu kinh doanh offline, hãy suy nghĩ đến việc lựa chọn vị trí kinh doanh, thiết kế trang trí cửa hàng, đầu tư giá kệ trưng bày váy cưới,...

Kinh nghiệm mở studio áo cưới thành công: Hầu hết các cửa hàng áo cưới thành công đều kết hợp kinh doanh online và offline. Sự kết hợp này cho phép các cửa hàng cung cấp một dịch vụ mua bán, cho thuê váy cưới tại địa phương đồng thời vẫn quảng bá, bán sản phẩm trên các kênh trực tuyến.

Tương tự như kinh doanh trang phục cưới, kinh doanh thời trang tự thiết kế cũng là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn, mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, các nhà thiết kế trẻ,... Nếu đang ấp ủ dự định tham gia vào thị trường này nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể tìm được nhiều mô hình, ý tưởng kinh doanh thời trang tự thiết kế tại đây.

kinh nghiem mo studio ao cuoi, kinh nghiem mo anh vien ao cuoi

Lựa chọn mô hình kinh doanh áo cưới, kinh nghiệm mở ảnh viện áo cưới hốt bạc

3. Quyết định bán / cho thuê các sản phẩm trong cửa hàng đồ cưới

3.1. Số lượng và kiểu váy cưới

Nếu bạn có kế hoạch cung cấp các sản phẩm áo cưới may sẵn, bạn có thể tính đến số lượng và kiểu váy tương ứng. Cửa hàng nhỏ có thể có khoảng 50 - 100 chiếc váy cưới, theo phong cách truyền thống kín đáo, cách điệu, hiện đại, v.v.

Tuỳ thuộc vào từng khách hàng, dáng người, sở thích, kinh phí của họ mà bạn giới thiệu váy cưới phù hợp nhất. Tư vấn là một trong những kỹ năng quan trọng nhất khi bạn kinh doanh cửa hàng áo cưới.

Một số kiểu váy cưới cụ thể bao gồm:

+ Váy cưới truyền thống cho cô dâu trẻ màu trắng, kem và ngà

+ Trang phục phức tạp hơn cho phụ nữ lớn tuổi kết hôn như màu vàng nhạt hay màu đỏ tía

+ Váy cưới phù hợp cho các lễ cưới với người nước ngoài

+ Váy ấm hơn cho mùa Đông

+ Váy cưới và phụ kiện vintage

+ Váy cưới size lớn cho người có kích thước lớn hoặc cô dâu đang có bầu.

Kinh nghiệm mở shop áo cưới cho người mới bắt đầu: Xu hướng thiết kế váy cưới cho cô dâu liên tục thay đổi về cả kiểu dáng, cách thức may đo. Vì thế, để có thể mở tiệm váy cưới và kinh doanh thành công, bạn cần liên tục cập nhật các xu hướng váy cưới mới và lập kế hoạch cắt may, thiết kế các mẫu áo cưới mới,  tạo ra sự mới mẻ về phong cách cho các sản phẩm váy cưới thiết kế của mình.

kinh nghiem mo tiem ao cuoi

Lựa chọn kiểu váy cưới kinh doanh, kinh nghiệm mở cửa hàng áo cưới thành công, lợi nhuận cao

3.2. Phụ kiện cô dâu

Thật thuận tiện cho khách hàng lựa chọn phụ kiện sau khi đặt váy cưới. Bạn có thể bán:

+ Đồ lót, váy lót, và quần / vớ

+ Giày cưới

+ Mũ, vương miện, mạng che mặt

+ Túi và găng tay

+ Đồ trang sức đi kèm.

3.3. Các mặt hàng khác để bán trong cửa hàng áo cưới

Nếu bạn có không gian, bạn có thể quyết định bán nhiều loại trang phục cho tiệc cưới, chẳng hạn như:

+ Áo dài

+ Trang phục của mẹ của cô dâu

+ Váy phù dâu

+ Trang phục đi tiệc cưới cho trẻ em

+ Bộ đồ và phụ kiện chú rể

+ Trang phục dạ hội, váy dạ hội và áo choàng bóng.

Kinh nghiệm mở tiệm áo cưới: Ở thời điểm hiện tại, thời trang cưới nghiêng về việc thể hiện cá tính, phong cách của cô dâu, chú dể và khách mời. Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp váy cưới cho cô dâu, bạn có thể xem xét đến việc thiết kế các bộ suit, đầm dự tiệc cưới cho khách mời, người thân của cô dâu, chú dể. Khi thị trường kinh doanh áo cưới đang cạnh tranh khốc liệt, đây chính là thị trường ngách nhiều tiềm năng mà bạn có thể lựa chọn để mở rộng, phát triển quy mô kinh doanh của mình.

4. Xem xét tính thời vụ của cửa hàng áo cưới

Mặc dù "mùa cưới" chính vẫn diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau, nhưng cửa hàng áo cưới vẫn có thể nhận được đơn hàng vào nhiều thời điểm khác trong năm. Nguyên nhân là vì thời gian thiết kế và chế tạo một chiếc váy cưới thường rất lâu, có thể tốn từ 6 - 9 tháng.

Dĩ nhiên, bạn sẽ bán hoặc cho thuê được nhiều hơn vào mùa cưới, nhưng ngay cả vào lúc thấp điểm, hãy nghĩ tới các biện pháp khác để kiếm thêm thu nhập.

kinh nghiem mo studio ao cuoi

Nắm bắt tính thời vụ khi kinh doanh áo cưới, kinh nghiệm mở Studio áo cưới

5. Cân nhắc cung cấp váy cưới cho khách hàng thương mại

Nếu bạn tự thiết kế và chế tạo váy cưới, bạn có thể cân nhắc việc cung cấp chúng cho các nhà bán lẻ áo cưới khác hoặc các studio chụp ảnh cưới trong khu vực. Đồng thời, nhận đặt váy cưới thiết kế riêng theo số đo của khách hàng.

Kinh nghiệm mở cửa hàng áo cưới bán cho khách hàng thương mại: Với việc may, bán buôn áo cưới cho khách thương mại, việc định giá bán váy cưới có thể không cao như với khách lẻ, tuy nhiên, hãy nghĩ đến việc bạn có khách hàng thường xuyên, ổn định, thường xuyên đặt hàng với số lượng lớn.

6. Cung cấp dịch vụ bổ sung trong cửa hàng áo cưới

Ngoài trang phục cưới, bạn có thể cung cấp các dịch vụ bổ sung trong cửa hàng, ví dụ như:

+ Dịch vụ chụp ảnh cưới

+ Lên kế hoạch trang trí, tổ chức đám cưới

+ Mua váy cưới sử dụng một lần và bán lại

+ Quay phim, chụp ảnh trong đám cưới

+ Bán hoa cưới, bánh cưới

+ Dịch vụ trang điểm cô dâu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xây dựng quan hệ và kết nối chặt chẽ với các cửa hàng, doanh nghiệp liên quan như người bán hoa tại địa phương, nhiếp ảnh gia tự do, nhân viên phục vụ đám cưới, người cung cấp thực phẩm, làm tóc và thẩm mỹ. Hợp tác với những khoản chiết khấu nhỏ có thể giúp bạn mở rộng thị trường và thúc đẩy doanh số.

kinh nghiem mo cua hang cho thue ao cuoi

Cung cấp các dịch vụ bổ sung trong mùa cưới, kinh nghiệm mở cửa hàng cho thuê áo cưới

7. Lên kế hoạch tiếp thị cửa hàng áo cưới

Hãy suy nghĩ về tập khách hàng mục tiêu của cửa hàng và xây dựng một chiến lược marketing, tiếp cận khách hàng cho cửa hàng kinh doanh của mình. Điều này sẽ giúp cho khách hàng biết đến các dịch vụ mà bạn đang kinh doanh cũng như các mẫu váy cưới mà bạn đang bán, cho thuê.

Một vài cách tiếp thị cửa hàng áo cưới phổ biến mà bạn có thể sử dụng là:

- Hợp tác làm việc với các đơn vị tổ chức sự kiện cưới, nhiếp ảnh gia, người bán hoa, thợ trang điểm cô dâu, MC đám cưới,... Liên hệ với các nguồn giới thiệu này, bạn có thể dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng tại địa phương mình.

- Trưng bày váy cưới tại cửa hàn; tổ chức các chương trình khuyến mại, tạo combo trang phục cưới cho cô dâu, chú dể, phát danh thiếp giới thiệu cho người dân địa phương,...

- Thành lập website, SEO từ khóa bán, cho thuê váy cưới tại địa phương để thu hút cô dâu, chú dể vào trang web của bạn khi họ đang tìm kiếm các cửa hàng áo cưới trong khu vực. Ngoài ra, bạn cũng cần tạo Fanpage Facebook, Zalo, các kênh TMĐT như Tiki, Lazada,..., để quảng bá, giới thiệu các mẫu váy cưới của bạn trên các kênh trực tuyến, giúp các cô dâu có thể thấy được bộ sưu tập váy cưới hoàn chỉnh mà cô ấy có thể mua từ bạn. (Trong quá trình.

Lưu ý: Để có thể quảng bá, giới thiệu váy cưới đến đông đảo tập khách hàng mục tiêu, bạn cần trang bị cho mình các kỹ năng chụp ảnh, chỉnh sửa hình ảnh, viết content ấn tượng, độc đáo. Nếu chưa biết cách viết nội dung Facebook thế nào cho hợp lý, bạn có thể tìm hiểu ở bài viết cách viết content Facebook ad chuẩnviết nội dung quảng cáo Facebook thu hút mà Codon.vn chia sẻ trước đây.

Trên đây, Codon.vn đã chia sẻ cho bạn các bước lập kế hoạch kinh doanh áo cưới, kinh nghiệm mở shop áo cưới thành công. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn khi tìm kiếm ý tưởng, mô hình kinh doanh váy cưới cho mình.

Bài liên quan