Định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình theo Phụ lục I Thông tư 12/2021/TT-BXD

Định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình

Định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình là nội dung được ghi nhận tại Phụ lục I Thông tư 12/2021/TT-BXD. Lập định mức khảo sát xây dựng là một phần trong lập định mức xây dựng, có ý nghĩa quan trọng trước khi thực hiện hoạt động thi công.

dinh muc du toan khao sat xay dung cong trinh

Quy định về định mức khảo sát xây dựng công trình theo Phụ lục I Thông tư 12/2021/TT-BXD

Mục Lục bài viết:
1. Nội dung định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình.
1.1. Định mức dự toán khảo sát xây dựng quy định về điều gì?
1.2. Căn cứ lập định mức khảo sát xây dựng.
1.3. Một định mức dự toán khảo sát xây dựng có những gì?
2. Cấu trúc tập định mức khảo sát xây dựng công trình.
3. Yêu cầu về áp dụng định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình.

* Danh mục từ viết tắt

- ĐM: Định mức

- DTKS: Dự toán khảo sát.

- KSXD: Khảo sát xây dựng.

- KHKT: Khoa học kỹ thuật.

1. Nội dung định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình.

1.1. Định mức dự toán khảo sát xây dựng quy định về điều gì?

Bản chất của định mức DTKS là sự quy định về mức hao phí của:

Vật liệu + nhân công + máy móc → để hoàn thành 1 đơn vị khối lượng công tác khảo sát.

Thời gian: Từ khi chuẩn bị → kết thúc công tác KSXD.

1.2. Căn cứ lập định mức dự toán khảo sát xây dựng.

Trong phần thuyết minh về định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình được ban hành kèm theo Phụ lục I Thông tư 12/2021/TT-BXD, điểm b, Mục 1, đưa ra 04 cơ sở lập định mức như sau:

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn KSXD.

- Yêu cầu quản lý KT, thi công, nghiệm thu.

- Mức độ trang bị máy thi công.

- Biện pháp thi công và tiến bộ KHKT trong KSXD.

dinh muc du toan khao sat xay dung cong trinh 2

Căn cứ, cơ sở lập định mức dự toán khảo sát công trình xây dựng

1.3. Một định mức dự toán khảo sát xây dựng có những gì?

Khi xem xét một định mức dự toán khảo sát, người dùng cần chú ý đến mã hiệu, tên công việc, thành phần hao phí, đơn vị, các hao phí định mức cụ thể.

Chú ý: Được quy định tại Phụ lục II của Thông tư 12/2021/TT-BXD, định mức dự toán xây dựng công trình chính là phần dự toán các vấn đề liên quan đến nhân công, vật liệu và máy móc sử dụng mà tổ chức tư vấn, thiết kế thi công xây dựng phải lựa chọn để lập trước khi thực hiện công trình. Để nắm được quy định pháp luật về mức dự toán này, bạn đọc có thể xem bài định mức dự toán xây dựng công trình của Codon.vn. 

2. Cấu trúc tập định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình.

Cấu trúc định mức DTKS xây dựng được thiết lập thành 10 chương, tương ứng với các loại công tác như sau:

Tải toàn bộ định mức dự toán khảo sát xây dựng được quy định tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BXD tại đây:

TẢI ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN KHẢO SÁT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THEO THÔNG TƯ  12/2021/TT-BXD TẠI ĐÂY

Chương I: Công tác đào đất, đá thủ công để lấy mẫu thí nghiệm (CA.10000).

Ở chương này, cần chú ý đến định mức đối với công tác đào không chống, đào có chống (thuộc đào đất đá bằng thủ công); các công việc chưa tính vào mức thuộc đào giếng đứng.

Chương II: Công tác thăm dò địa vật lý (CB.11000)

Tại chương công tác thăm dò địa vật lý, pháp luật quy định về định mức đối với:

+ Công tác thăm dò địa vật địa chấn trên cạn (bằng máy ES-125; máy Triosx-12, 24),

+ Thăm dò vật lý điện (bằng phương pháp đo mặt cắt điện; điện trường thiên nhiên; do sâu điện đối xứng),

+ Thăm dò từ (bằng máy MF-2-100).ư

Thông tin về công tác thăm dò địa vật lý đã được tổng hợp và chia sẻ trên cổng bách khoa toàn thư mở wikipedia.org, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để tìm hiểu thêm thông tin về định nghĩa, các phương pháp địa vật lý dùng trong công tác thăm dò xây dựng.

Chương III: Công tác khoan (CC.11000).

Công tác khoan bao gồm:

+ Khoan thủ công trên cạn .

+ Khoan xoay bơm rửa để lấy mẫu ở trên cạn

+ Khoan xoay bơm rửa để lấy mẫu ở dưới nước.

→ Định mức được đưa ra dựa trên độ sâu của hố khoan.

+ Khoan vào đất đường kính lớn:

→ Định mức dựa trên đường kính lỗ khoan và độ sâu của hố khoan.

Chương IV: Công tác đặt ống quan trắc mực nước ngầm trong hố khoan (CC.11100).

Cần chú ý đến điều kiện áp dụng, loại ống được sử dụng có φ 65mm. Đây là công tác có định mức đơn giản, dễ xác định nhất.

Chương V: Công tác thí nghiệm tại hiện trường (CE.10000)

Công tác thí nghiệm tại hiện trường đưa ra hai định mức cho công tác thí nghiệm xuyên tĩnh; mức nước thí nghiệm trong lỗ khoan. Đây là định mức khá phức tạp với nhiều công tác được chia nhỏ.

Tương tự, công tác dự toán thí nghiệm xây dựng đã được quy định chi tiết tại Phụ Lục V thông tư 12/2021/TT-BXD. Bạn đọc thể bấm xem thêm bài mức dự toán thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của Codon.vn để có thêm thông tin về vấn đề này.

Chương VI: Công tác đo vẽ lập lưới khống chế mặt bằng (CF.11000)

Định mức được ghi nhận trong chương này áp dụng cho việc đo vẽ tam giác hạng 4, đường chuyền hạng 4, giải tích cấp 1, 2; đường chuyền cấp 1,2; cắm mốc chỉ giới đường đỏ, ranh giới quy hoạch.

Chương VII: Công tác đo khống chế cao (CG.11000)

Tại chương này, định mức được xác định tùy vào thủy chuẩn hạng 3, hạng 4, kỹ thuật. Định mức tại chương này rõ ràng, khả năng ứng dụng cao.

Chương VIII: Công tác đo vẽ mặt cắt địa hình (CH.11000)

Định mức ở chương này quy định tùy vào vị trí công tác đo vẽ mặt cắt (trên cạn hay dưới nước) và hình thức đo vẽ mặt cắt (cắt dọc hay cắt ngang), đo vẽ tuyến đường dây tải điện trên không.

Định mức trong công tác đo vẽ mặt cắt địa hình có ý nghĩa rất quan trọng, không thể thiếu trong lập định mức dự toán khảo sát xây dựng.

Chương IX: Công tác số hóa bản đồ địa chính (CI.11000).

Định mức được xác định dựa trên tỷ lệ bản đồ và chiều dài đường đồng mức.

Chương X: Công tác đo vẽ bản đồ (CK.10000).

Định mức được xác định dựa trên tỷ lệ bản đồ và chiều dài đường đồng mức.

dinh muc du toan khao sat xay dung cong trinh 3

Cấu trúc, cách lập mức dự toán khảo sát xây dựng công trình cho công tác khoan, đào đất, đá thủ công, thí nghiệm tại hiện trường,...

Thông tin về định mức dự toán xây dựng công trình ban hành kèm phụ lục II Thông tư 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 đã được Codon.vn chia sẻ, bạn đọc có thể bấm vào link bài viết để nắm bắt quy định pháp luật về vấn đề này.

3. Yêu cầu về áp dụng định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình.

- Áp dụng định mức DTKS xây dựng phải dựa trên sự phù hợp với 03 tiêu chí:

+ Yêu cầu kỹ thuật.

+ Điều kiện thi công.

+ Biện pháp thi công.

- Áp dụng định mức DTKS xây dựng phải áp dụng chung phần thuyết minh, sau đó mới áp dụng cụ thể vào các chương trong cấu trúc định mức.

- Chủ thể áp dụng định mức: Tổ chức tư vấn thiết kế.

- Căn cứ lựa chọn định mức dự toán phù hợp với tiêu chí:

+ Yêu cầu kỹ thuật.

+ Điều kiện thi công.

+ Phương án khảo sát.

Trên đây là cung cấp của Blog Codon.vn về định mức dự toán khảo sát xây dựng theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 12 của Bộ xây dựng. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích đối với độc giả trong việc lựa chọn và áp dụng hiệu quả định mức này.

Bài liên quan